Ngày nay, số người bị thoát vị đĩa đệm có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này cũng dần cao hơn trước. Đây là một bệnh cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời bởi nó có thể để lại hậu quả lớn cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới bạn đọc một số thông tin cũng như các bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí tại đây :
1.Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
1.1 Khái niệm về bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm đang ngày càng phổ biến. Để phát hiện ra sớm và có hướng điều trị đúng cách, ta cần nắm rõ các thông tin về bệnh. Trước tiên, đĩa đệm là phần cấu trúc nằm giữa hai đốt sống. Đĩa đệm sẽ chịu áp lực của cột sống, hấp thụ xung động , tạo độ mềm dẻo và bảo vệ cột sống. Bên ngoài bao quanh đĩa đệm là lớp vỏ dày và chắc, bên trong là nhân nhầy có dạng như gel hoặc thạch.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi có nhân nhầy của đĩa đệm chệch ra khỏi vị trí ban đầu của nó. Nguyên nhân là do lớp vỏ bao bên ngoài bị rách hoặc đứt, khiến nhân nhầy chui qua các khe hở. Từ đó tạo ra những khối u thoát vị, chèn ép rễ thần kinh, gây ra sự đau đớn cho người bệnh.
>>>Dây thần kinh liên sườn nằm ở đâu? Cùng tìm hiểu
1.2 Một số nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân hàng đầu gây ra thoát vị đĩa đệm là tuổi tác. Khi tuổi tác càng cao, cột sống có xu hướng không còn dẻo dai như trước. Đĩa đệm cũng như cột sống dần thoát hoá, xơ cứng, mất nước và giảm tính đàn hồi. Lúc này cột sống rất dễ bị tổn thương nên người cao tuổi thường bị thoát vị đĩa đệm.
Không chỉ người cao tuổi, những người trẻ ngày nay cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm. Một nguyên nhân phổ biến gây nên thoát vị đĩa đệm ở người trẻ là vận động, làm việc quá sức, sai tư thế. Khi một người bê vác đồ nặng sai tư thế, cột sống rất dễ bị chấn thương, gây ra thoát vị đĩa đệm.
Số người bị thoát vị đĩa đệm hiện nay ngày càng gia tăng
Những chấn thương mạnh trong thể thao, té ngã hoặc tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Khi có những lực mạnh tác động, đĩa đệm có thể bị thay đổi cấu trúc hoặc lệch vị trí. Đặc biệt, những chấn thương ở vùng lưng sẽ tác động trực tiếp đến cột sống người bệnh.
Bên cạnh đó, một số người gặp phải hiện tượng thoát vị đĩa đệm do những bệnh lý bẩm sinh, có sẵn. Một số bệnh như thoái hoá cột sống, gù hoặc vẹo cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm. Cuối cùng, yếu tố di truyền cũng được nhắc đến trong những nguyên nhân gây ra bệnh này. Đây là yếu tố ít xảy ra nhưng vẫn có những trường hợp gặp phải
1.3 Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có rất nhiều triệu chứng khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí và dây thần kinh bị chèn ép. Các biểu hiện cũng được chia từ cấp độ nhẹ, khó nhận biết cho đến những biểu hiện rõ ràng hơn, gây cản trở đời sống người bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Đau nhức chân, tay: Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột ở một số cùng như vùng cổ, vai gáy, thắt lưng,.. Sau đó, các cơn đau bắt đầu lan ra chân, tay. Nhưng cơn đau cũng có nhiều cấp đổ: từ âm ỉ cho đến đau dữ dội và tăng nặng mỗi khi vận động
- Tê bì chân tay: Cảm giác tê bì có thể xuất hiện từ vùng thắt lưng rồi lan dần xuống phía dưới. Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác râm ran như kiến bò.
- Cử động khó khăn, kém linh hoạt: Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc vận động hoặc cầm nắm đồ vật. Các cơ mất lực và trở nên không còn linh hoạt như trước.
2.Các bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm
Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, việc luyện tập các bài thể dục rất có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Thông thường những bài Yoga, thể dục nhẹ nhàng sẽ phù hợp cho người bệnh. Dưới đây là một bài bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất.
-
Tư thế rắn hổ mang:
Đây là một trong những bài tập đơn giản, phổ biến và được nhiều người áp dụng. Bài tập này sẽ có tác động lên vùng cột sống ở thắt lưng đồng thời giúp giãn dây chằng. Thực hiện bài tập như sau:
- Nằm úp sấp người xuống mặt sàn, lòng bàn chân ngửa lên trên.
- Hai tay chống xuống sàn, nâng phần thân trên lên cao hết mức có thể. Đảm bảo hai tay có thể chống thẳng và phần thân dưới vẫn áp sát xuống mặt sàn.
- Giữ nguyên tư thế rắn hổ mang từ 5-10 giây. Sau đó dần dần hạ xuống.
- Lặp lại động tác rắn hổ mang này khoảng 10 lần.
=> Top 6 bài thuốc nam chữa đau lưng hiệu quả
-
Bài tập hình cánh cung:
Bài tập này sẽ giúp kéo giãn các cơ và dây chằng. Nó cũng thường xuyên được sử dụng làm bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm.
- Đầu tiên, người bệnh sẽ nằm úp sấp xuống sàn
- Hai tay chống xuống sàn và dần dần đẩy người lên cao hết mức có thể, tạo thành hình cánh cung.
- Lưu ý rằng đầu, cổ, lưng sẽ nằm trên một đường thẳng. Hai tay và hai chân duỗi thẳng.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng thời gian từ 5-10 giây. Sau đó trở về vị trí ban đầu, thả lỏng cơ thể và hít thở sâu
- Lặp lại bài tập trên khoảng 8 lần.
>>>Các bài tập giúp giảm đau lưng hiệu quả được áp dụng rộng rãi
-
Bài tập gập bụng một phần:
Bài tập gập bụng chắc hẳn đều đã rất quen thuộc với tất cả mọi người. Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, gập bụng cũng là một bài tập hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, với người bệnh, gập bụng thông thường sẽ thay đổi thành gập bụng một phần. Các bước thực hiện như sau:
- Người tập nằm ngửa trên mặt sàn, lưng và tay thẳng, áp vào mặt sàn, cong hai đầu gối.
- Đưa cằm về phía ngực, cong thân trên và duỗi hai tay thẳng về phía trước, vai nhấc khỏi mặt sàn. Nếu muốn bài tập khó hơn, bạn có thể để hai tay sau đầu.
- Giữ nguyên tư thế trên 3 giây sau đó trở về vị trí ban đầu
- Lặp lại động tác trên tầm 30 lần, chia mà hiệp và có nghỉ giữa hiệp.
-
Tư thế nằm sấp
Đây là một trong các bài tập đơn giản và dễ thực hiện nhất trong các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm. Tuy đơn giản nhưng nó cũng có hiệu quả nhất định cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm
- Người tập nằm sấp xuống sàn, hai chân duỗi thẳng, cánh tay để thẳng ép sát vào cơ thể.
- Từ từ nâng cổ lên cao và hít vào
- Hạ cổ xuống và thở ra
- Lặp lại động tác khoảng 10 lần
3.Lưu ý khi tập luyện bài tập cho người thoát vị đĩa đệm
Những người bị thoát vị đĩa đệm rất dễ bị tổn thương cột sống. Vậy nên khi luyện tập cần rất cẩn thận để tránh gây chấn thương lên vùng cột sống. Sau đây là một vài lưu ý cho người bệnh khi luyện tập bài tập cải thiện tình trạng bệnh
- Cần tránh những bài tập nặng gây áp lực lên vùng cột sống, vùng thắt lưng như: cử tạ, xoay người, uốn cong,… Những bài tập này sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Thoát vị đĩa đệm có rất nhiều vị trí. Vậy nên cần tuỳ thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh của mỗi người để chọn lựa bài tập phù hợp. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập bài tập thể dục cho người bị thoát vị đĩa đệm
- Trước khi bước vào bài tập, hãy bắt đầu với cái động tác khởi động nhẹ nhàng. Các cơ sẽ dần được thả lỏng và kéo giãn, giúp việc luyện tập dễ dàng hơn
- Chú ý đến hơi thở khi luyện tập. Luôn hít thở sâu, đều đặn để bài tập đạt hiệu quả cao
- Không cố tập khi cảm thấy đã quá sức. Hãy luôn lắng nghe, để ý cơ thể và đưa ra chế độ tập luyện phù hợp nhất.
Kết Luận
Trên đây, Hoa Mộc Tâm An Spa đã gửi đến bạn đọc các bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn chóng cải thiện tình trạng bệnh của mình. Nếu như các bạn muốn tham khảo các liệu trình trị liệu, hãy gọi ngay cho Hoa Mộc Tâm An Spa để được tư vấn. Hoa Mộc Tâm An Spa sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn một cách tận tình và chu đáo nhất.
Thông tin công ty
HOA MỘC TÂM AN SPA
Số điện thoại: 0855162555
Địa chỉ: 104 Phố Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội
Email: hmtaspa@gmail.com
Website: https://hoamoctamanspa.vn