Bấm huyệt là một phương pháp chữa bệnh dân gian đã hình thành từ ngàn đời xưa. Một số nghiên cứu cho thấy việc bấm huyệt có tác động tích cực đến sức khỏe nói chung và giấc ngủ nói riêng. Tuy nhiên việc bấm huyệt nào dễ ngủ là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu sâu hơn về liệu pháp này bạn nhé.
1. Bấm huyệt có giúp dễ ngủ không?
Mất ngủ là một triệu chứng rối loạn khá phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng. Do đó, bấm huyệt chính là cách mà nhiều người thường áp dụng để cải thiện tình trạng này.
> Xem thêm:
- Các huyệt đạo ở mặt và hiệu quả khi bấm huyệt
- Giải đáp thắc mắc: Nằm ngủ không dùng gối có tốt không?
Bấm huyệt sẽ giúp cho các mạch máu được kích thích, làm tăng cường lưu thông khí huyết, bên cạnh đó xoa dịu các cơn đau đầu, căng thẳng, không chỉ vậy còn làm cho giấc ngủ của bạn được ngon và sâu hơn.
Trong các nghiên cứu nhỏ thống kê rằng, việc bấm huyệt có kết quả nhanh chóng và tức thì với những người hay bị mất ngủ cấp tính. Còn đối với những người mất ngủ mãn tính, lâu năm thì sau khoảng 1 tháng bấm huyệt liên tục, họ cũng cải thiện hơn được về giấc ngủ.
2. Bấm huyệt nào dễ ngủ giúp ngủ ngon và sâu giấc
Trên cơ thể chúng ta có rất nhiều huyệt, vậy nên nếu bạn thắc mắc bấm huyệt nào dễ ngủ thì sau đây sẽ là những gợi ý tuyệt vời”
2.1. Huyệt thần môn
Huyệt thần môn nằm ở vị trí nếp nhăn trên cổ tay bên ngoài và bên dưới ngón tay út. Để bấm huyệt này, bạn dùng tay di chuyển lên xuống và theo hình vòng tròn một cách liên tục từ 2-3 phút. Sau đó giữ bên trái huyệt với tác động lực nhẹ nhàng trong vài giây, rồi tiếp tục giữ bên phải. Tiếp đến là lặp lại bên tay kia của bạn. Khi kích thích huyệt này sẽ giúp cho bạn dịu đi tâm trí và dễ đi vào giấc ngủ.
2.2. Huyệt tam âm giao
Huyệt tam âm giao nằm ở phía trong chân và ngay phía trên mắt cá chân. Khi bấm huyệt này, bạn cần áp dụng một lực khá sâu phía sau xương chày, sau đó massage và chuyển động theo hình tròn hoặc lên xuống khoảng tầm 5 giây, việc này sẽ rất hiệu quả khi gặp tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ, đối với các chị em phụ nữ đang mang thai thì không nên sử dụng phương pháp bấm huyệt ở vị trí này.
>>> Tham khảo thêm: Các huyệt ở bắp chân và cách bấm huyệt khai thông huyệt đạo
2.3. Huyệt dũng tuyền
Gan bàn chân là nơi có huyệt dũng tuyền, và để cải thiện giấc ngủ khi áp dụng bấm huyệt này thì bạn cần nằm ngửa, cong đầu gối để tay có thể với chạm chân. Sau đó dùng tay cuộn lên trên các ngón chân, rồi xoa bóp trong khoảng vài phút.
2.4. Huyệt nội quan
Huyệt nội quan sẽ nằm ở bên trong trên cổ tay và giữa hai dây chằng. Do đó, khi bấm huyệt này, bạn xoay tay lại để sao cho lòng bàn tay hướng lên trên. Tiếp đến, sử dụng một tay và đếm chiều rộng ba khoát ngón tay xuống từ nếp gấp cổ tay rồi tác động lực đè xuống ổn định giữa hai dây chằng. Cuối cùng, bạn có thể chuyển động lên xuống hoặc xoay vòng ở vị trí này, vừa đỡ mất ngủ lại vừa giảm triệu chứng buồn nôn.
2.4. Huyệt phong trì
Huyệt phong trì nằm ở phía sau cổ, vì vậy nếu bấm huyệt này bạn cần nắm chặt hai bàn tay lại với nhau và nhẹ nhàng mở rộng lòng bàn tay cùng các ngón tay đan lồng vào nhau.
Tiếp đó, bạn sử dụng ngón tay cái để tạo một áp lực sâu lên trên hộp sọ của mình, sau đó chuyển động tròn hoặc có thể lên xuống để xoa bóp nhẹ nhàng khu vực này từ 4-5 giây. Bên cạnh đó bạn phải duy trì việc hít thở sâu để đem lại hiệu quả cao nhất.
Như vậy, những gợi ý trên đây đã giải đáp được cho bạn bấm huyệt nào dễ ngủ rồi phải không nào. Tùy vào từng trường hợp, bạn có thể áp dụng liệu pháp phù hợp nhất nhé.
3. Một số lưu ý khi bấm huyệt để dễ ngủ
Tựu chung lại thì mất ngủ chủ yếu là do tinh thần của.chúng ta, có thể gặp nhiều muộn phiền trong cuộc sống, hay suy nghĩ làm.cho não bộ hoạt động không ngừng nghỉ…. Bấm huyệt để chữa bệnh mất ngủ là phương pháp trị liệu y học cổ truyền được rất nhiều người biết đến vì hiệu quả cao, thế nhưng bạn không thể áp dụng việc bấm huyệt này một cách tùy tiện bởi cơ địa mỗi người mỗi khác, nếu áp dụng sai có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Do đó, khi thực hiện bấm huyệt để dễ ngủ, bạn cần chú ý:
- Tuyệt đối không được bấm huyệt dưới bất kỳ hình thức nào cho phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Không nên áp dụng biện pháp bấm huyệt cho những người đang có tâm lý bất ổn, hoặc kích động mạnh.
- Trước khi bấm huyệt, bạn nên cắt móng tay ngắn cũng như vệ sinh tay sạch sẽ để hạn chế tối đa nhiễm trùng, chảy máu hay bầm tím da.
- Đối với các vết thương hở, không được day bấm huyệt
- Nếu sử dụng biện pháp bấm huyệt chữa mất ngủ kinh niên thì bạn có thể áp dụng đều đặn cũng như phối hợp song song với các liệu pháp khác như: ngâm chân bằng nước muối, sử dụng tinh dầu để đem lại kết quả tốt nhất.
>>> Xem ngay: Bí quyết sống trường thọ mà mọi người nên học hỏi
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng bị mất ngủ.dù ít dù nhiều trong cuộc sống. Vậy nên, nếu bạn đang gặp trường hợp này và.chưa biết bấm huyệt nào dễ ngủ thì bài viết trên đây chính là những.lời khuyên hữu hiệu. Đừng quên ghé đến Cơ Sở Dưỡng Sinh Đông Y.Hoa Mộc Tâm An Spa để được tư vấn và điều trị bạn nhé. .