Trên vùng bụng và ngực của cơ thể người, tại mỗi vị trí đều có một huyệt đạo đảm nhận một vai trò hoặc công dụng khác nhau. Những huyệt đạo này, có thể hỗ trợ điều trị bệnh lý mà chúng ta mắc phải. Nếu bạn nắm được vị trí, công dụng cũng như cách bấm các huyệt đạo vùng bụng ngực sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về hệ thống huyệt đạo trên vùng bụng và ngực cơ thể qua bài viết sau đây của Hoa Mộc Tâm An nhé!
Xem thêm:
- Điều trị đau mỏi lưng eo – cột sống bằng phương pháp dưỡng sinh đông y
- Trị liệu chứng đau đầu bằng phương pháp đông y dưỡng sinh
Các huyệt đạo vùng bụng ngực và cách bấm huyệt hiệu quả
Trên vùng ngực của cơ thể người, có 4 huyệt đạo rất quan trọng. Cụ thể nên về tên gọi, vị trí, tác dụng và cách bấm các huyệt này như sau:
Huyệt Trung Quản
Tên gọi: Huyệt này nằm đoạn giữa đường ống tiêu hóa nối từ thực quản đến dạ dày đến một đoạn ruột non. Vì vậy, nó có tên là trung quản.Huyệt Trung Quản còn có tên gọi khác là: Trung hoãn, Thái thương, Thượng ký, Trung uyển, Vị quản và Trung oản.
- Đặc tính: đây là huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu trường, Vị và Tam tiêu; được xuất phát từ thiên Kinh mạch, nằm trong linh khu 10; là huyệt Hội của Phủ; huyệt Mộ của Vị, huyệt tập trung khí của Tỳ; là 1 trong nhóm 9 huyệt Hồi Dương Cứu Nghịch; là 1 trong 4 thành viên của nhóm huyệt Hội Khí của mạch Dương bao gồm các huyệt Thiên Đột, Trung Quản, Quan Nguyên, và Chí Dương.
Vị trí: nằm dọc trên đường giữa của bụng. Huyệt này cách rốn khoảng 4 đốt ngón tay đồng thời tạo với rốn một góc 90 độ. Như vậy, huyệt này nằm ở vị trí khá dễ quan sát, tuy nhiên bạn cũng cần phải có kiến thức cơ bản khi tác động vào huyệt này để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh với loại huyệt này.
- Tác dụng: Huyệt Trung Quản được xem là nơi mà cơ thể chứa thuốc sẵn có. Bởi vì, nó mang lại nhiều tác động tích cực với sức khỏe. Một số tác dụng nổi bật của huyệt Trung quản là: ổn định và điều hòa chức năng dạ dày. Giúp cơ thể giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn và phục hồi thể trạng. Từ đó ngăn ngừa được nguy cơ mắc trào ngược dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày… Đồng thời, giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực, đặc biệt phù hợp với người có thể trạng yếu hoặc sức khỏe suy nhược. Ngoài ra còn giúp cơ thể giảm mỡ bụng, lấy lại thân hình săn chắc…
- Cách bấm huyệt: ta sử dụng ngón tay trỏ hoặc ngón giữa dùng một lực vừa đủ ấn thẳng vào huyệt vị. Sau đó, giữ nguyên tư thế ấn trong khoảng 2 phút đến khi nào thấy có cảm giác tức nặng thì dừng lại.
Huyệt Chiên Trung
Tên gọi: Theo lý giải trong sách Trung Y Cương Mục thì huyệt này nằm ở giữa ngực nên được gọi là chiên trung. Còn theo cách lý giải của Kinh Huyệt Thích Nghĩa Hội Giải thì huyệt này nằm ở vị trí giữa 2 vú trên ngực gọi là chiên. Huyệt nằm ở giữa 2 đầu vú nên gọi là huyệt chiên trung. Huyệt chiên trung còn có tên gọi khác là huyệt đàn trung, đản trung, hung đường, nguyên kiến, thượng khí hải, nguyên nhi.
- Đặc tính: đây là huyệt thứ 17 của mạch nhâm, huyệt hội của khí, huyệt mộ của tâm bào, huyệt hội của mạch nhâm với kinh tiểu trường, tam tiêu, tỳ và thận.
- Vị trí: nằm ở điểm giao nhau của đường đi dọc giữa xương ức với đường đi ngang qua 2 đầu núm vú (đối với nam giới). Hoặc nằm ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (đối với nữ giới).
- Tác dụng: điều khí, thanh phế, thông ngực, hóa đàm, giáng nghịch, lợi mô. Khi bạn tác động lên huyệt chiên trung sẽ giúp chữa trị các bệnh lý như: đau tức ngực, khó thở, hen suyễn, nấc cụt, ít sữa, đau thần kinh liên sườn hay viêm màng ngực.
- Cách bấm huyệt: Ta dùng 2 ngón tay cái liên tục xoa ấn tại huyệt chiên trung theo chiều dọc cho đến khi nào cảm thấy lồng ngực nóng lên thì dừng lại. Khi thực hiện cách bấm huyệt này, ta nên thực hiện với tốc độ nhanh và mạnh mới đạt hiệu quả. Hoặc có cách bấm huyệt khác là ta dùng ngón tay cái ép mạnh lên huyệt vị đến khi nào có cảm giác tê tức tại huyệt. Đồng thời, bạn vừa thực hiện ép vừa day theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần ép huyệt bạn thực hiện ít nhất trong 5 giây rồi ngừng lại trong 3 giây. Bấm huyệt liên tục khoảng 2 phút thì kết thúc. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả.
Huyệt: Trung Phủ
Tên gọi: Tên gọi của huyệt này được giải thích như sau: phủ tức là huyệt là nơi hội tụ mạch của kinh Phế trong hệ thống kinh mạch của cơ thể. Đồng thời huyệt này nằm ở gần giữa ngực nơi thần khí của phế đi qua. Vì thế, huyệt này mới được đặt tên là trung phủ. Huyệt trung phủ còn được biết đến với tên gọi là huyệt phủ trung dư, ưng du hay ưng trung du.
- Đặc tính: đây là huyệt thứ nhất trong kinh Phế của con người; là huyệt Mộ nơi mà khí phế đến và lưu trữ lại; huyệt hội lại cùng huyệt vị túc thái âm tỳ; huyệt để tả Dương khi phối cùng những huyệt: Đại cự, phong môn và khuyết bồn.
- Vị trí: huyệt nằm ở dưới cuối ngoài của xương đòn gánh, cách khoảng 1 thốn. Hay giữa xương sườn 1 và 2 và cách đường giữa ngực là 6 thốn.
- Tác dụng: huyệt này có rất nhiều tác dụng hữu ích trong việc điều trị và chữa trị một số căn bệnh cụ thể như: trị ho, hen suyễn, đau ngực, đau vai, đau lưng, viêm phế quản, lao phổi, điều khí phế….
- Cách bấm huyệt: đầu tiên là xác định chính xác vị trí của huyệt đạo này. Bạn nằm hoặc ngồi ở tư thế cảm thấy thoải mái nhất. Sau đó, dùng 4 ngón tay của bàn tay đặt lên vị trí huyệt. Ngón cái tì nhẹ vào phần xương ngực làm điểm tựa và tiến hành bấm huyệt đạo vùng bụng ngực này theo hình tròn với lực vừa phải và mạnh dần lên. Lúc mới làm động tác này ta cảm thấy hơi tức ngực nhưng sau dần sẽ cảm thấy dễ chịu. Thực hiện động tác này khoảng 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 2- 3 phút, khoảng cách mỗi lần khoảng 30s.
Huyệt Thiên Đột
Tên gọi: Huyệt này có tên Thiên đột vì thiên có nghĩa là vùng bên trên, còn đột ám chỉ ống khói. Huyệt thiên đột có tác dụng thông khí, giúp không khí từ phổi ra ngoài (qua ống khói) tốt hơn. Huyệt thiên đột còn có tên gọi khác là huyệt ngọc hộ, thiên cù.
- Đặc tính: đây là huyệt vị thứ 22 của mạch Nhâm; hội của mạch Nhâm và Âm duy. Huyệt này là một trong 4 huyệt hội của khí âm và dương, bao gồm huyệt quan nguyên, trung quản, Thiên Đột và chí dương.
- Vị trí: huyệt này nằm ngay tại phần lõm trên của xương ngực, sát với phần xương ức và ngang với phần xương đòn ở cả 2 bên…
- Tác dụng: tuyên phế, hóa đờm, lợi yết hầu, khai âm thanh và điều khí cho cơ thể. Trong Y Học Cổ Truyền, huyệt thiên đột hỗ trợ điều trị các bệnh lý về hô hấp và các bệnh như viêm họng, đau họng, ho, hen suyễn, nấc cụt,… Ngoài ra, theo sách “Châm cứu lâm chứng thực nghiệm”, khi bạn tác động lên huyệt thiên đột còn có thể giúp hỗ trợ điều trị bướu cổ.
- Cách bấm huyệt: khi đã xác định đúng vị trí của huyệt, bạn dùng ngón tay cái và day bấm huyệt trong khoảng 30 giây đến 1 phút theo chiều kim đồng hồ. Động tác này bạn có thể thực hiện trong khoảng 15 – 30 phút mỗi lần, mỗi ngày bấm từ 1 đến 2 lần. Khi bấm huyệt bạn dùng lực vừa phải, nếu lực quá nhẹ sẽ không mang lại hiệu quả cao, còn nếu lực quá mạnh lại có thể gây bầm tím và tổn thương huyệt đạo.
Các huyệt đạo vùng bụng và cách bấm huyệt hiệu quả
Trên vùng bụng của cơ thể người có 6 huyệt đạo chính. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về tên gọi, đặc tính, vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt của của các huyệt này.
Huyệt Thiên Khu
Tên gọi: huyệt vị này chính là vùng trống nằm trên vị trí của các đường kinh và ngoài kinh để đóng vai trò là thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tiếp nhận năng lượng từ thiên nhiên bên ngoài vào bên trong cơ thể. Huyệt Thiên Khu là một trong số 36 huyệt đạo đặc biệt quan trọng trên cơ thể, với vị trí tổng quát là hai bên rốn. Ngoài ra, đây còn là nơi tiếp nhận nguồn năng lượng kinh khí dồi dào nhất, cho nên mới được đặt tên là Thiên Khu. Huyệt Thiên Khu còn được gọi là Du huyệt, Khổng huyệt.
- Đặc tính: đây là huyệt vị thứ 25 của kinh Vị; huyệt Mộ của kinh Đại Trường; huyệt cùng nhánh của Mạch Xung; huyệt được dùng chính để điều trị các vấn đề bệnh nhiệt ở kinh Đại Trường và Tỳ vị.
- Vị trí: Huyệt đạo Thiên Khu nằm ngay ở vị trí ngang với rốn, đo ngang khoảng 2 tấc.
- Tác dụng của huyệt Thiên xu là: huyệt này có hiệu quả cao trong việc điều trị các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa, ví dụ như đau dạ dày, đại tràng co thắt, gan, thận, tụy,… Đặc biệt việc điều trị ngăn ngừa những triệu chứng kèm theo bệnh dạ dày mãn tính như nôn mửa, nóng rát ngực suy nhược, kiết lỵ dạng mãn tính. Đồng thời, huyệt vị này cũng có hiệu quả trong việc điều trị các chứng liên quan tới hệ sinh dục của cả nam và nữ. Ví dụ như viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn. Ngoài ra, huyệt vị này cũng hỗ trợ trị liệu một số triệu chứng về hô hấp, tim mạch, giảm chức năng của hệ tiêu hóa, đau thần kinh trung ương… Hay những loại bệnh có liên quan tới toàn thân như bệnh về thận, bàng quan, đau nhức khắp người… khi ấn vào huyệt này cũng khá hiệu quả.
- Cách bấm huyệt: xác định đúng vị trí của huyệt, lấy 2 ngón tay chạm lên 2 huyệt đạo nằm ở 2 bên rốn, 3 ngón tay còn lại bám chặt mạng sườn. Sau đó, Ấn và day huyệt đạo trong khoảng 2 phút rồi dừng lại. Tiếp tục thực hiện động tác này từ 5 đến 10 lần.
Huyệt Khí Hải – huyệt đạo vùng bụng ngực
Tên gọi: khí hải được giải thích là từ ghép bởi “khí” và “hải”. Khí nghĩa là nguyên khí, là nguồn năng lượng cần thiết cho mọi sự sống. Còn “Hải” nghĩa là biển, nơi các nguồn nước từ mọi nơi đều đổ về. Huyệt Khí Hải còn có tên gọi khác là: huyệt là Bột Anh, Đan Điền, Hạ Hoang.
- Đặc tính: huyệt có nguồn gốc từ Linh khu 19 hay còn gọi là Thiên “ù Tứ Thời Khí”. Đây là huyệt vị này là huyệt thứ 6 của mạch Nhâm
- Vị trí: Lỗ rốn thẳng xuống 1,5 thốn. Bạn dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa khép lại đặt sát với rốn. Ngón tay trỏ sẽ đặt cạnh mép rốn, vị trí mép ngón tay giữa ở đâu chính là huyệt khí hải ở đó.
- Tác dụng: huyệt này có rất nhiều tác dụng trong các lĩnh vực y học, khí công và võ thuật. Cụ thể
– Trong y học, huyệt đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị tình trạng liên quan đến đường sinh dục, kinh nguyệt, tiểu nhiều, các bệnh lý về tiểu đường, đau quanh rốn, đau bụng, hay suy nhược thần kinh.
– Trong khí công, huyệt này có vùng tụ khí bên dưới cơ thể nên có vai trò rất quan trọng. Được xem là chứa nguyên khí, giúp khí huyết lưu thông toàn thân và thận tự thở. Nhờ vào áp lực khí từ tâm tạo ra, khi huyết áp cao sẽ được thông xuống thận khí để tự động làm giảm huyết áp. Ngoài ra huyệt này hỗ trợ chữa bệnh suyễn, trị hết ngộp thở. Bên cạnh đó, khi khí đầy sẽ tự chuyển hóa thành dương khí thoát ra, giúp nuôi dưỡng da dẻ săn chắc.
– Trong võ thuật Phương Đông: đây là 1 trong 36 tử huyệt của con người. Nếu bị điểm trúng huyệt này sẽ đập vào thận, phá khí bên trong cơ thể và cản trở huyết khí lưu thông. Do vậy, nếu dùng võ thuật tác động vào huyệt này thì có thể dẫn tới tử vong.
- Cách bấm huyệt: xác định đúng vị trí của huyệt, sử dụng tay các ngón tay, gốc bàn tay, đốt ngón tay, lòng bàn tay,… tác động lực vừa đủ lên huyệt. Huyệt đạo sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, mạch máu của cơ thể. Từ đó, cơ quan cảm thụ của cơ thể sẽ nhận ra những thay đổi về nội tiết, thần kinh, thể dịch. Phương pháp bấm huyệt này giúp tăng khả năng lưu thông khí huyết, giảm đau theo tiết đoạn thần kinh, v.v… Từ đó, người bệnh sẽ đạt được mục đích điều trị bệnh như mong muốn.
Huyệt Chương Môn
Tên gọi: Từ chương ở đây nghĩa là chướng ngại, vật cản ;còn chữ môn có nghĩa là khai phá, thông thoáng, khai thông. Do huyệt nằm ở vị trí giao hội của Tạng giúp chi phối lưu thông khí ra vào của 5 tạng nên được gọi là chương môn. Đặc tính của Huyệt Chương Môn. Huyệt Chương Môn hay còn có tên gọi khác là Du huyệt và khổng huyệt hay trong dân gian, huyệt còn được gọi với các tên gọi khác nhau như Quý Lặc, Trường Bình, Lặc Liêu.
- Đặc tính: huyệt này có nguồn gốc từ Sách Mạch Kinh. Đây là huyệt vị thứ 13 thuộc kinh Can trong cơ thể người. Huyệt là nơi gặp gỡ của 5 tạng khác nhau và huyệt giữ vai trò chi phối lưu thông vận hành khí ra vào của 5 tạng.
- Vị trí: nằm ở ngang rốn, huyệt Đại hoành ngang ra đầu mỏm xương sườn cụt 11 (Giáp ất, Đồng nhân, hát huy). Phía ngoài huyệt Đại hoành trên lỗ rốn 2 tấc, ngay đầu xương sườn, dưới bờ sườn ( Đại thành)
- Tác dụng: huyệt này có công dụng hóa tích trệ nằm ở trung tiêu. Hỗ trợ vận hóa trong cơ thể. Ngoài ra, huyệt chương môn còn có tác dụng tán hàn khí không tốt cho sức khỏe ở ngũ tạng và giúp giảm đau ở vùng hông sườn. Bên cạnh đó, huyệt Chương Môn còn giúp điều trị các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, tiêu hóa kém và chữa trị viêm lách.
- Cách bấm huyệt: trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị bệnh lý, đối với huyệt Chương môn người ta sẽ sử dụng phương pháp châm cứu chứ không bấm huyệt.
Huyệt Kỳ Môn
Tên gọi: Kỳ ở đây tức là chu kỳ. Bởi vì, cơ thể con người có 12 kinh mạch,.lưu thông bắt đầu từ Vân Môn cho tới Phế, Đại Trường, chạy qua Vị, Tỳ đến Tâm, Tiểu Trường,…qua Đởm,.Can và cuối cùng sẽ dừng lại ở Kỳ Môn. Do đó, theo chu kỳ, huyệt này sẽ nằm ở cuối cùng. Chính vì vậy, nó được lấy tên gọi là Kỳ Môn. Huyệt Kỳ Môn còn có tên gọi khác là huyệt Can Mộ. Huyệt có xuất xứ từ Thương Hàn Luận.
- Đặc tính: đây là huyệt số 14 trong kinh Can,.huyệt Mộ trong kinh Can. Huyệt này hội với Âm Duy Mạch, túc Quyết Âm và túc Thái Âm, huyệt nhập một mạch của kinh Tỳ. Cùng với huyệt Đản Trung, Thần Khuyết, Khí Hải,.. đây là các huyệt quan trọng trên vùng ngực của cơ thể người..
- Vị trí: huyệt đạo này khá dễ xác định vị trí so với nhiều huyệt đạo khác. Huyệt nằm ở thẳng phần đầu núm vú xuống dưới 2 xương sườn. Huyệt nằm ở mé ngoài huyệt Bất Dung cách khoảng 1,5 tấc. Huyệt này là điểm giao nhau của đường thẳng qua đầu núm vú và đường ngang qua huyệt đạo Cự Khuyết.
- Tác dụng: làm thanh huyết nhiệt, điều hòa bán biểu bán lý, hóa đờm, lợi khí, làm bình can và tiêu ứ, giúp chữa chứng ợ và nôn nước chua hoặc không ăn được, huyệt cũng có khả năng chủ trị chứng đau dây thần kinh liên sườn. Vì huyệt đạo này là huyệt mộ của phần gan, cho nên, nếu được tác động đúng cách thì huyệt sẽ làm cho gan được thông ký, hoạt động trơn tru hơn, các chức năng gan từ đó được điều tiết hiệu quả.
Cách bấm huyệt: ở vị trí của huyệt, ta sử dụng ngón tay hoặc phần mu bàn tay để ấn chính xác vào vị trí của huyệt. Sau đó, thực hiện vuốt ấn hoặc day ngón tay qua lại, theo chiều lên xuống tại vùng da xung quanh huyệt. Đến khi nào có cảm giác nóng dần tức là huyệt đã được tác động đúng cách. Động tác day ấn huyệt này bạn có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày, mỗi lần duy trì từ 3 đến 5 phút.
>>>XEM THÊM: Dưỡng sinh Y học cổ truyền – phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động hiệu quả
Huyệt Kinh môn
Tên gọi: huyệt Kinh môn còn được gọi với tên là Huyệt Khí Du, huyệt Khí Phủ. Kinh ở đây tượng trưng cho vùng to lớn, ý chỉ cái trọng yếu còn môn là môn hộ. Huyệt này chính là Mộ huyệt của kinh thận, trị thủy đạo không thông mà thủy đạo lại là môn hộ. Cho nên, nó được gọi với cái tên là huyệt Kinh Môn.
- Đặc tính: đây là huyệt thứ 25 của kinh Đởm. Đồng thời cũng là huyệt Mộ của kinh Thận.
- Vị trí: huyệt nằm ngang vùng bụng, ở dưới bờ đầu xương.sườn tự do thứ 12. Để xác định chính xác vị trí huyệt Khí Du bạn có thể thực hiện đơn giản theo các bước sau: bạn nằm hoặc ngồi theo tư thế thoải mái. Sau đó, xác định xương cụt thứ 12. Huyệt này nằm ở dưới đầu tự do xương cụt thứ 12..
- Tác dụng: Kinh Môn là một trong những huyệt vị.quan trọng trong hệ thống kinh mạch trên cơ thể người. Huyệt Kinh Môn có.mối quan hệ chặt chẽ với các huyệt đạo vùng bụng. Vì vậy, việc tác động vào huyệt sẽ đẩy mạnh quá trình.lưu thông khí huyết, thư giãn cơ, mạch từ đó giúp giảm.đau thần kinh liên sườn hiệu quả. Bên cạnh đó, huyệt này cũng có mối liên hệ mật.thiết với chức năng tạng phủ, hỗ trợ ổn định tiêu hóa.từ đó làm dịu cũng như ngăn cản các tình trạng đầy bụng, ỉa chảy. Ngoài ra, ôn Thận hàn cũng là một trong những.lợi ích quan trọng trọng của huyệt Kinh Môn.
- Cách bấm huyệt: bạn xác định chính xác vị trí huyệt vị theo cách.thức được nêu ở trên. Sau đó, sử dụng ngón tay cái ấn vào vị trí.huyệt với một lực vừa đủ theo chiều kim đồng hồ trong vòng 2 – 3 phút. Thực hiện động tác ngày 2 lần, có thể kết.hợp cùng các loại cao, tinh dầu xoa bóp để hiệu quả trị bệnh cao hơn.
Huyệt Nhật Nguyệt
- Tên gọi: Nhật Nguyệt là Mộ Huyệt của kinh Đởm. Đởm giữ chức quan trung chính, chủ về quyết đoán,.làm cho mọi sự được sáng tỏ. Mà mặt trời và mặt trăng cũng làm cho mọi sự được sáng,.vì vậy huyệt này được gọi là huyệt Nhật Nguyệt (Trung Y Cương Mục). Ngoài ra, huyệt này còn có tên gọi khác là: Đởm Mạc, Đởm Mộ, Thần Quang.
- Đặc tính: đây là huyệt thứ 24 của kinh Đởm. Huyệt Mộ của kinh Túc Thiếu Dương Đởm. Huyệt này hội với Dương Duy Mạch và kinh Chính Túc Thái Âm.
- Vị trí: Tại giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực và khoảng gian sườn 7.
- Cách bấm huyệt: đối với huyệt Nhật nguyệt, khi hỗ.trợ chữa trị bệnh lý thường áp dụng biện pháp châm cứu chứ không bấm huyệt.
Kết luận
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản.về các huyệt đạo vùng bụng ngực trên cơ thể người. Đồng thời cũng hướng dẫn cách.bấm các huyệt đạo này một cách hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ và điều.trị các bệnh lý có liên quan. Nếu bạn đang gặp vấn đề về bệnh lý nào liên.quan đến vùng ngực và vùng bụng như vậy, thì ngoài cách chữa bằng các.biện pháp y học hiện đại. Bạn có thể đến các cơ sở y học cổ truyền và sử dụng.các liệu trình bấm huyệt để kết hợp chữa trị giúp bệnh nhanh thuyên giảm nhé. .
>>>THAM KHẢO: Dưỡng sinh tỳ vị theo nguyên tắc Đông y