Rate this post

Lạnh tay chân, nhiễm hàn khí, cơ thể duy nhược… là bệnh lý được đề cập trong y học cổ truyền. Đây là một căn bệnh mà mọi người rất dễ mắc phải, nhất là khi thời tiết thay đổi. Bởi vậy, người bệnh cần tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết để có biện pháp điều trị và cải thiện hợp lý. 

Lý do khiến cho tay chân bị lạnh, nhiễm hàn khí, suy nhược cơ thể

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị lạnh tay chân, cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, nhiễm hàn khí là do cơ địa của cơ thể và sự tác động từ môi trường bên ngoài. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ bị giảm đi, làm cho thể chất kém. Những lý do dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.

  • Cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong hồng cầu luôn cần sắt để cung cấp oxy vào máu. Khi lượng sắt thấp rất dễ gây tổn thương cho hệ tuần hoàn. Nếu cơ thể bị thiết sắt thì tim sẽ ưu tiên đưa máu đến các cơ quan quan trọng trước như não, nên lòng bàn chân, tay bị thiếu máu và gây ra tình trạng tay chân bị lạnh, cơ thể suy nhược.

  • Khả năng tuần hoàn máu kém

Nếu cơ thể của bạn không mắc các căn bệnh mãn tính mà luôn cảm thấy lạnh chân tay là do chức năng tuần hoàn máu kém. 

Chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể kém cũng làm cho chân tay bị lạnh
Chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể kém cũng làm cho chân tay bị lạnh

>>>THAM KHẢO: Những huyệt đạo vùng đầu bạn có thể tự bấm chữa đau đầu hiệu quả

  • Nhẹ cân

Bạn luôn cảm thấy lạnh tay chân, nhiễm hàn khí, cơ thể suy nhược có thể là do nhẹ cân. Chất béo hoạt động như một chất giữ nhiệt. Khi cơ thể có ít chất béo hơn thì khả năng giữ nhiệt kém đi. Hơn nữa, trong chế độ ăn hàng ngày chứa ít calo khiến quá trình trao đổi chất bị chậm, làm cho cơ thể tạo ra ít năng lượng hơn để tự làm ấm cơ thể.

  • Cơ thể bị thiếu nước

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, dẫn tới khả năng lưu thông máu hoạt động không hiệu quả. Ngoài ra, đặc tính của nước là giữ nhiệt, nên khi mất nước, cơ thể không thể duy trì nhiệt độ ở mức ổn định để làm ấm cơ thể.

  • Cơ thể thiếu hụt vitamin B12

Vitamin B12 có chức năng tạo ra hồng cầu. Nếu thiếu vitamin B12 sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, làm cho cơ thể uể oải, lạnh tay chân.

  • Ngủ không đủ giấc

Nếu không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn rất dễ bị suy nhược. Từ đó quá trình trao đổi chất bị chậm, dẫn tới tình trạng chân tay bị lạnh. Hơn nữa, nhiệt độ của cơ thể vẫn tiếp tục giảm do nhiệt độ dao động vào ban đêm. 

  • Thay đổi thời tiết

Lạnh tay chân, nhiễm phong hàn, cơ thể suy nhược… thường xuất hiện vào mùa nóng do cơ thể có triệu chứng như bị cảm nắng. Khi người bệnh tiếp xúc với gió kèm theo nhiệt hay không khí khô nóng dẫn tới cảm, sốt, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm hàn khí, chân tay lạnh, cơ thể suy nhược

Các triệu chứng cơ thể bị lạnh tay chân, nhiễm hàn khí, cơ thể suy nhược thường xuất hiện như:

  • Khi vận động cảm thấy khớp cứng, khó khăn trong việc cử động, co duỗi 
  • Dấu hiệu mỏi toàn thân, phù ở các chi dưới và thắt lưng 
  • Xuất hiện các triệu chứng bị cảm lạnh như ho nhiều, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau nhức đầu
  • Trong người cảm thấy bị mệt mỏi, đau rát khi đi đại tiểu tiện hay màu chất thải bị, có thể kèm theo mùi hôi khó chịu
  • Triệu chứng khó tiêu, bụng bị đau quặn
  • Người bệnh thấy chán ăn, ăn không ngon, cơ thể uể oải, mệt mỏi, suy nhược 
Mệt mỏi là dấu hiệu cơ thể bị suy nhược
Mệt mỏi là dấu hiệu cơ thể bị suy nhược

Một số phương pháp chữa lạnh tay chân, nhiễm hàn khí, cơ thể suy nhược ngay tại nhà

Hiện nay có nhiều phương pháp giúp hỗ trợ chữa lạnh tay chân, nhiễm hàn khí, cơ thể suy nhược và không cần sử dụng thuốc như sau:

Áp dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng của nhiễm hàn khí thì bạn cần hạn chế gió, ở nơi ấm áp. Sau đó, người bệnh xoa bóp và day ấn các huyệt để điều trị các triệu chứng phong hàn. 

Trong quá trình thực hiện phương pháp bấm huyệt, bạn cần sử dụng lực ấn vừa phải và làm trong khoảng thời gian từ 30 giây đến 1 phút ở mỗi huyệt.

Xông hơi để điều trị bệnh nhiễm hàn khí

Khi bị nhiễm hàn khí, cơ thể suy nhược, tay chân lạnh, người bệnh có thể thực hiện xông hơi để cơ thể toát mồ hôi và hỗ trợ cân bằng thân nhiệt. Các thành phần cần sử dụng cho nồi nước xông hơi như lá tía tô, sả, cúc tần, lá bạc hà, lá tre, kinh giới, bưởi, chanh. 

Khi sử dụng phương pháp xông hơi để chữa lạnh tay chân, nhiễm hàn khí, người bệnh cần lưu ý khi xông phải phủ kín, tránh gió lùa. Đặc biệt, không được thực hiện xông hơi cho trẻ nhỏ.

Xông hơi là phương pháp hữu hiệu để điều trị nhiễm hàn khí
Xông hơi là phương pháp hữu hiệu để điều trị nhiễm hàn khí

>>>XEM NGAY: Cảm mạo – phong hàn giao mùa – Nguyên nhân và cách phòng tránh

Sử dụng phương pháp đánh gió với cám gạo rang nóng

Trong điều trị nhiễm phong hàn, tay chân lạnh theo.phương pháp cổ truyền, đánh gió là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Để thực hiện phương pháp này, bạn hãy sao vàng một bát cám gạo, rồi đổ ra một chiếc khăn sạch, cho thêm chút gừng và buộc lại. 

Sau đó, bạn đánh gió theo thứ tự từ đầu xuống lưng, tay, chân. Khi hoàn thành xong các thao tác đánh gió, người bệnh cần được đắp chăn kín để ra mồ hôi và nghỉ ngơi.

Như vậy lạnh tay chân, nhiễm hàn khí, cơ thể.suy nhược có thể do cơ thể mỗi người và sự tác động từ bên ngoài. Khi bị nhiễm bệnh,.hệ thống tiêu hoá của người đó sẽ bị ảnh hưởng, làm cho việc hoạt động kém hiệu quả. Bạn có thể áp dụng những phương pháp.như trên ngay tại nhà để điều trị bệnh này. 

Mặt khác, bạn cũng cần tham khảo tư vấn bác.sĩ để có chế độ sinh hoạt hợp lý. Đối với những trường hợp bệnh trở lên nặng.hơn thì bác sĩ sẽ đưa ra hướng chữa trị tốt nhất. .

Xem thêm:
Trị liệu hồng quang thần cứu – bổ xung dương khí
Xoa bóp bấm huyệt giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Messenger Zalo Bản đồ