Rate this post

Khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh” là Nguyên tắc dưỡng sinh quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Nhiều chuyên gia nghiên cứu và chứng minh rằng cơ thể được hoạt động tốt nhất khi khí huyết được lưu thông. Và để phương pháp dưỡng sinh “khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh” có tác dụng tốt nhất. Mời bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây của Hoa Mộc Tâm An nhé.

“Khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh” là gì?

Khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh là phương pháp dưỡng sinh phổ biến từ hàng trăm năm nay. Phương pháp này mang đến hiệu quả cao và được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đặc biệt, với xu thế của thời đại ngày nay con người đang vươn tới cái chính là sức khỏe và sắc đẹp. Phương pháp dưỡng sinh này đang được áp dụng tại Việt Nam vô cùng phổ biến và hiệu quả. 

Cải thiện lưu thông khí huyết là phương pháp bấm huyệt, giúp kích thích các vị trí huyệt đạo. Từ đó làm tăng lưu thông máu trong các mạch máu và dây thần kinh. Phương pháp này tác động lên hầu hết các huyệt đạo trên toàn bộ cơ thể. 

Theo lý luận của y học cổ truyền thì con người được sinh ra từ tinh hoa của đất trời. Con người còn là sự kết hợp linh khí giữa trời và đất. Do vậy, khí huyết trong cơ thể chúng ta cần tương thông với linh khí của trời đất. Để nuôi dưỡng khí tốt nhất là làm cho khí huyết luôn dồi dào, bổ sung thực phẩm bổ dưỡng. Ngoài ra còn cần áp dụng các biện pháp dưỡng sinh để điều hòa khí.

Nếu khí huyết bên trong cơ thể không được thông suốt,  cơ thể sẽ dễ sinh ra các loại bệnh. Đây là nguyên nhân gây suy giảm và ảnh hưởng tới hệ thống các cơ quan bên trong cơ thể. Phương pháp này nhằm chăm sóc, điều dưỡng, đảm bảo khí huyết luôn sung mãn, không sinh bệnh.

Dưỡng sinh “khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh” mang lại lợi ích gì?

Phương pháp dưỡng sinh “khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh” rất tốt đối với cơ thể chúng ta. Một số tác dụng nổi bật trong việc trị liệu này phải kể đến như:

  • Tăng cường hoạt động tuần hoàn máu, kích thích sự phục hồi của các cơ quan bị tổn thương. Phương pháp này có hiệu quả trong trường hợp như yếu, liệt chi do tai biến, tổn thương thần kinh,….
  • Giúp giãn các cơ trong cơ thể, giảm tình trạng tê mỏi và đau nhức cơ, xương, khớp. Đồng thời cải thiện mệt mỏi, giảm tình trạng căng thẳng.
  • Phương pháp này giúp làm tan các vùng máu bị ứ trệ, tắc nghẽn. Nhờ vậy hạn chế được tình trạng phù nề, sưng viêm,…ở các khu vực ứ trệ khí huyết.
  • Phòng ngừa những vấn đề rối loạn hoạt động của các cơ quan và nội tạng. Ví dụ như: hệ tiêu hóa, thận, tim, hệ thần kinh,…. Bởi khả năng kích thích khí huyết lưu thông, ngăn cản sự hình thành khối. 
  • Thúc đẩy quá trình chuyển hóa oxi và năng lượng, kích thích tốc độ quá trình hấp thụ dưỡng chất. Điều này giúp đẩy nhanh hoạt động thải độc của cơ thể. 
  • Giúp làn da thêm săn chắc và tươi trẻ hơn. Kích thích sản sinh collagen chống lão hóa, khiến da thêm mịn màng và tươi mới. 
  • Thúc đẩy sự sản xuất một số loại hormone có vai trò làm giảm đau. Nổi bật nhất là hormone endorphin.
Phương pháp “khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh” mang lại nhiều hiệu quả tích cực
Phương pháp “khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh” mang lại nhiều hiệu quả tích cực

>>>>XEM THÊM: Dưỡng sinh đông y – Phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động

Những nguyên tắc quan trọng trong dưỡng sinh “khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh”

Các đường khí huyết phải được thông suốt như mạng lưới giao thông. Khi một trong các đường khí huyệt bị tắc nghẽn sẽ gây ra các triệu chứng và hệ lụy đến sức khỏe. Do vậy, việc đầu tiên chúng ta cần làm là thực hiện dưỡng sinh để khí huyết lưu thông. Cần thực hiện đúng các nguyên tắc dưới đây để giúp sức khỏe của bạn được cải thiện tốt nhất.

Giấc ngủ là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu

Trong 100 nguyên tắc dưỡng sinh của Trung Quốc, giấc ngủ chất lượng là điều kiện ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, nếu bạn ngủ vào giờ Tý (11h đêm – 3h sáng), thận sẽ bị hư tổn. Hơn nữa, tim thận có tính tương liên. Thận có tính thủy, nếu thận bị suy yếu sẽ khiến hỏa vượng, làm hao tổn tinh thần. 

Nếu tâm tư bất an, suy nghĩ nhiều, trằn trọc trước khi ngủ dễ bị hao tổn tinh thần. Hãy để cho ‘tâm’ ngủ trước rồi thân mới được ngủ yên. 

“Khí dĩ hành huyết, huyết dĩ bổ khí”

Đây là quan điểm khẳng định mối liên hệ giữa khí và huyết 1 trong số những Nguyên tắc dưỡng sinh hàng đầu. Theo đó, khí giúp cho máu (huyết) được lưu thông, máu lại giúp bổ khí. Người bình thường nhìn lâu sẽ tổn máu, nằm lâu sẽ thương khí,  còn ngồi lâu hại thịt. Nếu như đứng lâu hại xương, đi lâu tổn thương cho gân, thất tình quá độ làm hư hao nguyên khí, hại tim, hại thận.  

Đạo gia cho rằng, khí – huyết của con người cũng như một cặp phạm trù âm dương. Trong đó, máu đóng vai trò là âm, còn khí là dương. Hai yếu tố này có quan hệ biện chứng, tác động qua lại và điều khiển ảnh hưởng lẫn nhau. 

Nếu thiếu khí sẽ khiến cho bệnh tật bị tích tụ, dễ bị tác động đến tĩnh mạch, gây nên ung thư. Ngược lại, nếu khí quá vượng lại sinh ra những chứng bệnh liên quan đến xuất huyết. Do đó, chỉ khi khí – huyết ở trạng thái cân bằng, cơ thể con người mới thực sự tốt nhất.

Lục phủ ngũ tạng có liên quan đến “thất tình lục đục”

Người Hoa có câu “đa sân thương can, đa dâm thương thận, đa thực hựu thương tỳ vị. Ưu tư thương tỳ, phẫn nộ thương can, lao lự thương thần,”

Câu này có nghĩa: giận giữ thương gan, phóng túng hại thận, ăn nhiều hại tỳ vị, ưu tư thương tỳ, u buồn hại gan, phiền não làm hao tổn tinh thần.

Về mối quan hệ của “thất tình lục đục” đối với sức khỏe của chúng ta, “hoàng đế nội kinh” từ lâu cũng chỉ rõ: “nộ (cáu giận) thương gan, hỉ (vui sướng quá mức) thương tim, ưu (buồn) thương phổi, tư (nghĩ ngợi quá nhiều) thương tỳ, khủng (sợ hãi) thương thận.”

Như vậy, không thể phủ nhận việc tâm tình có ảnh hưởng rất lớn tới phủ tạng và sức khỏe. Do đó, không để tâm tình điều khiển, cần chủ động nắm bắt và làm chủ cảm xúc của mình. 

Bệnh từ tâm mà ra

Bệnh tật và suy nghĩ có liên quan mật thiết với nhau. Do vậy, có nhiều bệnh sinh ra bởi ý niệm mà thành. Y học hiện đại gọi căn bệnh đó là bệnh “tưởng”.

Những căn bệnh này cho dù có dùng thuốc trị liệu cũng không thể khỏi được. Đối với loại bệnh từ tâm mà ra như vậy, chúng ta cần tự chữa bằng tư tưởng. Vậy mới nói, tâm tình có thể sinh bệnh mà cũng có thể tự chữa bệnh.  

“Bệnh từ tâm mà ra” là căn bệnh mà nhiều người vô tình mắc phải  - Nguyên tắc dưỡng sinh
“Bệnh từ tâm mà ra” là căn bệnh mà nhiều người vô tình mắc phải – nguyên tắc dưỡng sinh căn bản

>>>>XEM NGAY: Dưỡng sinh Y học cổ truyền – phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động hiệu quả

Không được mù quáng trong việc bổ khí

Người ở giai đoạn thiếu khí, không được mù quáng mà làm đủ mọi phương pháp để bố khí. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này sẽ dễ bị “lợi bất cập hại”.

Nếu rơi vào tình trạng thiếu máu dẫn đến thiếu khí, việc cần làm trước tiên là phải bổ máu. Bởi máu được ví như mẹ của khí, làm sản sinh ra khí. Ngược lại, nếu bị thiếu khí do khí huyết kém lưu thông, thì cần bổ cả khí và huyết.

Mối liên quan chặt chẽ giữa môi trường và việc dưỡng sinh

Không thể phủ nhận được yếu tố môi trường có tầm quan trọng đối với quá trình dưỡng sinh. Đây chính là lý do người bệnh thường tìm đến những nơi thanh tịnh như rừng để an dưỡng và chữa bệnh.

Điều này dễ hiểu bởi những nơi núi thẳm rừng sâu không khí thường chứa anion (ion âm). Thông qua sự thả lỏng của người bệnh, các ion âm sẽ được thẩm thấu vào bên trong cơ thể. Nó sẽ tự động nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng, làm cho người bệnh được hồi phục nhanh chóng.

Bên cạnh đó, có một điểm trong yếu quan trọng mà ít người biết rõ là cơ thể con người không chỉ hô hấp bằng mũi, miệng mà còn thông qua các lỗ chân lông. Đặc biệt, đây còn là nơi có thể hấp thụ được những tinh hoa từ đất trời. 

Lao tâm quá độ, bệnh tật vận vào thân

Tim bị ứ đầy sẽ không tiếp nhận khí nóng của gan, đồng nghĩa việc khí gan bị tích tụ lại. Gan thuộc hệ mộc và khắc với thổ, khí tích ở gan sẽ khiến tỳ vị bị bệnh. Sau đó dẫn đến hệ tiêu hóa bất ổn, dinh dưỡng không đủ và giấc ngủ không trọn vẹn. 

Chưa kể tới việc mộc khắc thủy, mà thận lại nằm trong hệ thủy. Gan tụ khí dẫn đến thận yếu do hỏa vượng. Trong khi đó, tim thận tương liên với nhau, thận bất ổn sẽ làm tim khí càng yếu. Như vậy sẽ kéo theo các bệnh liên quan đến phổi. 

Lục ngủ ngũ tạng đều có mối liên quan chặt chẽ. Vì thế một bộ phận bất thường sẽ tạo ra nhiều hệ lụy khó lường. 

Động sinh dương, tĩnh sinh tâm

Đây chính là nguyên lý âm dương của Kinh Dịch được đúc kết từ các cổ nhân Trung Hoa.

“Động” (vận động) là nền tảng của mỗi cơ thể. Nếu bạn chăm chỉ rèn luyện sẽ giúp tăng cường sinh lực, nâng cao hiệu suất làm việc. Trong khi đó thì “tĩnh” (tĩnh tọa) lại có thể tránh được những hao tổn cho cơ thể, thuận lợi hơn cho việc kéo dài tuổi thọ.

Như vậy, chúng ta không nên ngày nào cũng tìm các cách bổ thận tráng dương. Nhớ rằng: vận động sẽ sinh ra dương, tĩnh tọa sinh âm. Âm được ví như “mẫu” (mẹ) của dương, đồng thời dương cũng tác động lại yếu tố âm. 

Cảnh giới đỉnh cao là “thuận theo tự nhiên”

Khi một người được xuất hiện trên đời, số phận của họ cũng được an bài sẵn. Theo đó, nếu chúng ta thuận theo vận mệnh tự nhiên, ắt sẽ được bình an vô sự. Người có “ngộ tính” sẽ biết được vận số của mình, hiểu rõ điều gì nên làm và nên tránh. 

Đây là lý do việc dưỡng sinh không đơn giản chỉ là mang tính bắt chước, bảo sao làm vậy. Chúng ta không thể sống theo người khác, phải đi từ trong tâm để tìm được “ngộ tính”, nắm bắt số mệnh của bản thân. 

Như vậy, làm thế nào để biết được bản thân có đang “thuận theo tự nhiên hay không”? Việc này kỳ thực lại rất đơn giản. Nếu bạn có bệnh hoặc không thoải mái, đó chính là hậu quả của “làm trái với tự nhiên”.

Cảnh giới đỉnh cao là “thuận theo tự nhiên” - Nguyên tắc dưỡng sinh
Cảnh giới đỉnh cao là “thuận theo tự nhiên” – Nguyên tắc dưỡng sinh

>>>THAM KHẢO: Dưỡng sinh đông y – Phương pháp chăm sóc sức khỏe thuận theo tự nhiên

Ngũ hành tương sinh tương khắc

Hai thiên niên kỷ trước, Cổ nhân Trung Hoa đã khám phá ra thuyết Ngũ Hành với đặc tính tương sinh – tương khắc. Theo đông y, tính tương sinh – tương khắc của Ngũ Hành đảm bảo cho năng lượng lưu thông. Từ đó nuôi dưỡng và duy trì được công năng bình thường của tạng phủ. 

Các cơ quan trong cơ thể đều liên quan, phụ thuộc vào nhau. Một bộ phận nhiễm bệnh sẽ kéo theo cả cơ thể bị bệnh. Đó chính là vòng tương sinh trong Ngũ Hành.

Ngược lại, vòng tương khắc là sự ức chế lẫn nhau của các cơ quan tạng phủ. Ví dụ, tim đập quá nhanh dẫn đến phổi bị ức chế. Tình trạng này dẫn đến khó thở, thận vì quá lao lực nên khiến tim bị bệnh. Gan bị rối loạn lại khiến cho hệ tiêu hóa bất ổn,..

Mặc dù có những bệnh liên quan đến ngũ tạng, mang tính xấu hoặc tốt. Bạn có thể dựa vào tính tương sinh – tương khắc để điều trị cho phù hợp, nhanh chóng khỏi bệnh. 

Dưỡng sinh “khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh” cần lưu ý những gì

Hoa Mộc Tâm An luôn là một điểm đến tin cậy cho mọi khách hàng với chuyên môn cao. Mọi liệu trình trị liệu đều bám sát theo tình hình bệnh của mỗi người. Các phương pháp trị liệu an toàn, mang đến hiệu quả cao.  Tuy “khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh” là một phương pháp điều trị Đông y an toàn và hiệu quả với hầu hết đối tượng. Nhưng để đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình trị liệu này. Và cũng như không xảy ra các vấn đề ngoài ý muốn, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Người đang trong tình trạng cấp cứu do bị ứ trệ khí huyết cần được xử lý bằng các biện pháp cấp cứu trong tây y. Sau khi hoàn thành cấp cứu bằng tây y mới cải thiện bệnh bằng dưỡng sinh đông y. 
  • Vùng da được bấm huyệt cần phải lành lặn, không có các tổn thương như hạch, mụn, lở loét,… Bởi nếu xuất hiện các vết thương đó sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.
  • Không thực hiện phương pháp này cho người ăn quá no, quá đói, đang say xỉn,…. Các động tác trong quá trình trị liệu có thể dẫn đến hiện tượng khó chịu, nôn,…

Như vậy Hoa Mộc Tâm An đã gửi tới bạn các thông tin về nguyên tắc dưỡng sinh “khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh”. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để vận dụng hiệu quả để mang đến một cơ thể khỏe mạnh. Cùng chia sẻ phương pháp này đến với mọi người để ai cũng được sống vui, sống khỏe nhé.

🔸 SPA DƯỠNG SINH ĐÔNG Y – HÀNG ĐẦU VIỆT NAM 🔸

☎️ Holine 24/7: 0855.162.555
Facebook: https://www.facebook.com/hmtaspa
🔷 279 Thanh Niên, P.Hải Tân, TP.Hải Dương
🔷 208 Lê Thanh Nghị, Hải Châu, Đà Nẵng
🔷 142 Triệu Quốc Đạt, P. Điện Biên, Tp.Thanh Hóa
Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Messenger Zalo Bản đồ