Rate this post

Hiện tượng tê bì tay chân và đau đầu mất ngủ thường gặp nhất ở người già, người có sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, người sức khoẻ suy nhược. Hiện nay chữa các loại bệnh này bằng phương pháp Đông y được nhiều người lựa chọn. Vậy biện pháp trị liệu nào an toàn? Cùng Hoa Mộc Tâm An tìm hiểu thông qua nội dung của bài viết dưới đây.

Tổng quan về tình trạng tê bì tay chân & đau đầu mất ngủ

Tê bì tay chân và đau đầu mất ngủ là những biểu hiện độc lập nhưng cũng có thể xảy ra đồng thời. Tình trạng mất ngủ có thể làm cho não không hoạt động, phản ứng chậm, thiếu tập trung. Những người thường xuyên bị mất ngủ có thể xảy ra triệu chứng tê bì tay chân. Tê bì tay chân là hiện tượng mất cảm giác ở tay và chân do dây thần kinh bị chèn ép, khả năng tuần hoàn đến tay chân bị gián đoạn. 

Tình trạng tê bì tay chân, đau đầu mất ngủ thường xuyên xảy ra ở người cao tuổi
Tình trạng tê bì tay chân, đau đầu mất ngủ thường xuyên xảy ra ở người cao tuổi

>>>THAM KHẢO: Lạnh tay chân, nhiễm hàn khí, cơ thể suy nhược… nguyên nhân và phương pháp cải thiện

Tìm hiểu về chứng đau đầu mất ngủ 

Đau đầu mất ngủ là gì?

Đau đầu mất ngủ là bệnh lý có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, trong đó đa số xảy ra ở người cao tuổi và trung niên. Hiện tượng này thường xảy ra vào ban đêm làm cho người bệnh khó trở lại giấc ngủ trọn vẹn. Nếu đau đầu mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người đó. Thậm chí, nó còn gây tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm về sức khoẻ khác.

Nguyên nhân phổ biến gây đau đầu mất ngủ 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau.đầu mất ngủ, trong đó phổ biến nhất như: 

  • Do căng thẳng, stress, mệt mỏi: biểu hiện.này có thể dẫn tới rối loạn giấc ngủ, gây kích hoạt các cơn đau đầu
  • Do tuổi tác: đối với người càng nhiều tuổi thì thời.gian giấc ngủ càng bị rút ngắn lại. Vì hormone melatonin trong cơ thể người già.ngày càng suy giảm dẫn tới nhịp thức ngủ sinh học giảm dần.
  • Do thay đổi thời tiết: Sự thay đổi về áp suất môi.trường cũng tác động đến hoạt chất và điện não, làm kích thích dây thần.kinh dẫn tới đau đầu kèm theo mất ngủ
  • Do mất cân bằng dinh dưỡng: khiến.quá trình tuần hoàn máu đến não bị cản trở
  • Do thói quen sinh hoạt không khoa học: có sự tác.động không tốt đến chế độ dinh dưỡng, hệ thần kinh, nhịp sinh học làm cơ.thể không sắp xếp được lịch trình ngủ nghỉ đúng cách.
  • Do bệnh lý: đau đầu mất ngủ có thể là dấu hiệu.cảnh báo của nhiều bệnh lý mãn tính như suy nhược thần kinh,.rối loạn tiền đình hay thiếu máu não…
  • Do ô nhiễm tiếng ồn: khi sống trong môi trường có.tiếng ồn lớn thì hệ thần kinh sẽ tác động, làm tăng hiện tượng bị đau đầu mất ngủ
  • Do sử dụng thuốc: một số loại thuốc bạn đang sử.dụng có tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, thiếu tập trung, khó ngủ
Đau đầu mất ngủ dễ làm cho cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi
Đau đầu mất ngủ dễ làm cho cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi

Khái quát về hiện tượng tê bì chân tay

Tê bì tay chân là gì?

Tê bì tay chân trong tiếng anh là Numbness of Limb. Đây là tình trạng bị rối loạn cảm giác,.dị cảm một phần hay tại một số vị trí trên cơ thể xảy ra tình trạng này. Triệu chứng này thường liên quan.đến các rối loạn chức năng của thần kinh ngoại vi. Những người bị tê bì chân tay.sẽ có cảm giác đau nhói như kim châm mà không hề liên quan.đến kích thích cảm giác. Không chỉ thế, người bệnh còn cảm.thấy đau, thậm chí liệt ngọn chi,… 

Một số nguyên nhân gây bệnh

Theo thống kê của Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia (NINDS), có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tê bì chân tay ở người già, kèm theo đó là đau nhức xương khớp. Trong đó có hơn 75% trường hợp bị tê bì tay chân là do các bệnh lý sau:

  • Các khớp bị thoái hóa

Do các yếu tố tiêu cực như khớp tay, khớp gối hay khớp háng bị bào mòn, dần dần sẽ gây tổn thương làm tay, chân khó khăn lúc vận động, dẫn tới tê bì cánh tay, bàn chân.

  • Viêm đa khớp dạng thấp

Sau khi người cao tuổi nằm hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí và khớp bị cơ cứng thì rất dễ xảy ra tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương.

  • Cột sống bị thoái hóa

Khi thời tiết thay đổi hoặc người già ít vận động sẽ gặp phải hiện tượng thoái hóa cột sống. Các bộ phận sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, gây cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức. Lúc đó vùng cổ bị tê bì sẽ lan xuống hai tay hoặc thắt lưng bị đau lan xuống hai chân.

  • Đa xơ cứng

Biểu hiện thường gặp của đa xơ cứng liên quan đến các vấn đề thị lực, tê, ngứa, yếu cơ. Bệnh lý này có sự tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, làm màng bọc Myelin bị tổn thương, dẫn tới hiện tượng tê bì chân tay.

  • Xơ vữa động mạch

Đây là là nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não ở người cao tuổi. Nguyên nhân tê bì tay chân là do các khối vật chất bất thường bám lên thành mạch, dẫn tới xơ cứng, hẹp lòng mạch, dây thần kinh bị chèn ép.

  • Thoát vị đĩa đệm

Biểu hiện gây tê bì tay chân thường gặp ở người cao tuổi đó là bộ phận đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Hiện tượng này xảy ra khi nhân nhầy tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm, dây thần kinh cột sống sẽ bị chèn ép. Từ đó vận động của cơ thể bị hạn chế  dẫn tới tê bì cánh tay và hai chân.

Thoái hóa cột sống là nguyên nhân gây bệnh tê bì tay chân
Thoái hóa cột sống là nguyên nhân gây bệnh tê bì tay chân

>>>THAM KHẢO: Dưỡng sinh đông y – Phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động

  • Ống sống bị hẹp

Đây là một loại bệnh lý bẩm sinh khi cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại, làm cho các rễ thần kinh bị chèn ép, gây ra tình trạng tê bì tay chân kéo dài. Nếu để lâu hiện tượng này thì người bệnh sẽ vận động khó khăn bởi máu lưu thông máu bị tắc nghẽn.

  • Viêm đa rễ hệ thần kinh

Khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương tình trạng rối loạn cảm giác xảy ra, dẫn tới tay chân bị tê bì. Nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời thì họ có thể bị suy hô hấp, sặc phổi dẫn tới tử vong.

  • Do bị chấn thương

Nếu bị ngã, va chạm hay tai nạn thì người bệnh có thể gặp tình trạng dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, sẽ khiến tê bì tay chân.

  • Một số nguyên nhân khác 

– Làm việc không sắp xếp khoa học: nếu ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế hoặc bê vác vật nặng, người già ít vận động, và ngồi dưới máy lạnh thường xuyên sẽ dẫn tới dây thần kinh bị tổn thương. Từ đó cơ thể người cao tuổi sẽ bị mệt mỏi, rất dễ bị tê tay chân.

Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi xảy ra do áp lực công việc, cuộc sống kéo dài thường xuyên có thể làm các tế bào thần kinh bị kích thích ở gần bề mặt da, gây ra hiện tượng ngứa và tê bì chân tay.

– Hoạt động sai tư thế: trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh có những thói quen như gối quá cao, nằm nghiêng người lâu, thường xuyên đi giày cao gót… đều có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tê chân tay.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tê bì chân tay ở người già
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tê bì chân tay ở người già

Các phương pháp điều trị chứng tê bì chân tay, đau đầu mất ngủ

Hiện tại có khá nhiều biện pháp được áp dụng phổ biến để điều trị chứng tê bì chân tay và đau đầu mất ngủ, bao gồm cả việc sử dụng thuốc và không dùng thuốc nhằm cải thiện triệu chứng hay phương pháp đông y. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể từng cách thức điều trị các bệnh lý này.

Không sử dụng thuốc để điều trị chứng đau đầu mất ngủ, tê bì chân tay

Việc điều trị đau đầu mất ngủ và tê bì chân tay phụ thuộc vào nhiều yếu tố gây ra bệnh lý này. Để giảm triệu chứng tê bì chân tay trong khi ngủ một cách rõ rệt, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau:

– Người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các loại vitamin nhóm A, B, C, E…

– Khi ngủ người bệnh nên kê gối hoặc vải mềm lên tay chân, điều này sẽ làm giảm áp lực tại các khớp và hạn chế tối đa tình trạng tê bì.

– Để giúp cố định phần cổ tay ổn định trong suốt quá trình ngủ, người bệnh nên đeo nẹp cổ tay trong khi ngủ.

– Lúc ngủ, người bệnh nên để dọc tay theo thân mình, hạn chế đặt tay dưới gối vì hiện tượng này có thể làm dây thần kinh bị chèn ép.

– Người bệnh nên thay đổi tư thế ngủ ít nhất trong một giờ một lần, không nên để quá lâu ở một tư thế nhất định.

– Để cơ được thư giãn, người bệnh hãy xoa bóp bàn tay, bàn chân và vận động tay chân một cách nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút trước khi ngủ.

– Mỗi ngày người bệnh hãy luyện tập thể dục thể thao để giúp khí huyết lưu thông, chống tê bì chân tay.

Bổ sung các chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe của cơ thể
Bổ sung các chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe của cơ thể

>>>XEM NGAY: Top 10 những bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sau tuổi 50

Sử dụng thuốc để điều trị chứng tê bì chân tay, đau đầu mất ngủ 

  • Điều trị bằng thuốc Tây y

Để làm giảm triệu chứng tê bì chân tay, các chuyên gia đã đưa ra một số loại thuốc Tây y có thể hạn chế hiện tượng trên như thuốc giãn mạch ngoại vi, thuốc nhóm NSAIDs… Ngoài ra, khi đi khám chữa bệnh, nếu người bệnh thiếu chất, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B qua đường uống hoặc đường tiêm.

  • Điều trị bằng thuốc Đông y

Không chỉ sử dụng thuốc Tây y, trong điều trị chứng tê bì chân tay và đau đầu mất ngủ nhiều người còn dùng thuốc Đông y. Sở dĩ nhiều loại thuốc Đông y được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên với ưu điểm lành tính, có tính an toàn và ít gây nên tác dụng phụ. 

Tuy nhiên, thời gian điều trị tình trạng đau đầu mất ngủ và tê bì tay chân bằng thuốc Đông y còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, mức độ nặng nhẹ của căn bệnh, độ tuổi và cơ địa của mỗi người.

  • Lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị đau đầu mất ngủ và tê bì tay chân

Dẫu vậy, người bệnh cũng cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Tây y hoặc Đông y để điều trị chứng đau đầu mát ngủ, tê bì chân tay. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà hoặc không có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì việc dùng thuốc không đúng liều lượng, hay sai cách có thể làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Để điều trị chứng đau đầu mất ngủ, tê bì chân tay người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
Để điều trị chứng đau đầu mất ngủ, tê bì chân tay người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

>>>XEM THÊM: Đau mỏi cổ vai gáy – tìm hiểu sâu nguyên nhân, biến chứng và trị liệu

Điều trị đau đầu mất ngủ, tê bì chân tay theo phương pháp Y học cổ truyền

  • Massage

Trước giờ đi ngủ là thời điểm.thích hợp nhất để thực hiện massage. Mỗi ngày có thể thực hiện khoảng 20 – 30 phút,.các vị trí từ từ cổ tay đến vai và ngược lại, từ cổ chân lên đùi và ngược lại. Để kích thích khả năng lưu thông máu.trong cơ thể việc massage tay chân thường xuyên rất hữu ích, việc làm này không chỉ làm giảm tình.trạng tê bì tay chân mà còn mang lại giấc ngủ thoải mái hơn.

  • Xoa bóp bấm huyệt

Điều trị đau đầu mất ngủ, tê bì chân tay bằng.phương pháp xoa bóp bấm huyệt giúp thông kinh hoạt lạc. Khi tác động lên một số vị trí huyệt đạo giúp có khả năng điều trị mất ngủ,.chẳng hạn như huyệt nội quan, thần môn, thiên trụ, dũng tuyền, phong trì, ấn đường,.thái dương, tam âm giao. Người bệnh cần kiên trì và thực hiện đều đặn khi.điều trị bằng phương pháp bấm huyệt. Bên cạnh đó người bệnh cần phải hạn chế dùng.các chất kích thích và giữ cho tinh thần thoải mái, ổn định.

  • Châm cứu

Phương pháp trị liệu theo y học cổ truyền bằng châm.cứu là tác động lên một số huyệt đạo nhất định, giúp người bệnh giảm thiểu tình trạng.tê bì tay chân, đồng thời tìm lại giấc ngủ ngon.và sâu hơn. Đây là phương pháp chữa đau đầu mất ngủ,.tê bì chân tay được đánh giá hiệu quả và an toàn mà không cần sử dụng.thuốc.

  • Sử dụng thảo dược

Các bài thuốc y học cổ truyền điều trị đau đầu.mất ngủ và tê bì tay chân thường dùng nguyên liệu là các loại thảo.dược, cỏ cây. Tuy nhiên những bài thuốc này sẽ không mang lại hiệu quả ngay lập tức,.nhưng có tính an toàn cao, không gây tác dụng phụ, Một số thảo dược chúng.ta dễ dàng tìm thấy như cam thảo, tâm sen, gừng, táo nhân, lá vông,.lạc tiên, cây trinh nữ, bình vôi…

  • Ngâm chân bằng thảo dược

Ngâm chân hàng ngày giúp tăng khả.năng miễn dịch và lưu thông máu. Trước khi đi ngủ mỗi tối, người bệnh hãy chuẩn bị.một chậu nước ấm pha thêm chút thảo dược như quế, sả, gừng…. để ngâm chân, như thế hệ thống trung khu thần.kinh được kích thích, mang lại cảm giác thư thái và giải tỏa căng thẳng rất.hiệu quả..

Phương pháp Y học cổ truyền để điều trị đau đầu mất ngủ, tê bì chân tay rất an toàn
Phương pháp Y học cổ truyền để điều trị đau đầu mất ngủ, tê bì chân tay rất an toàn

Như vậy chúng ta có thể thấy nhiều nguyên nhân dẫn.tới tình trạng đau đầu mất ngủ và tê bị tay chân ở người cao tuổi. Cùng với đó ở nội dung.bài viết đã giới thiệu đến người bệnh các.phương pháp chữa bệnh. Dẫu thế, biện pháp trị liệu Y học cổ truyền an toàn hơn cả.vì mỗi ngày người bệnh thực hiện các liệu pháp đó sẽ giúp tinh thần sảng khoái,.thoải mái, có thể làm cho bệnh tình ngày một thuyên giảm rõ rệt. .

>>>THAM KHẢO: Lạnh tay chân, nhiễm hàn khí, cơ thể suy nhược… nguyên nhân và phương pháp cải thiện

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Messenger Zalo Bản đồ