Rate this post

Các phương pháp nhìn, sờ, gõ, nghe được sử dụng trong khám lâm sàng y học hiện đại. Mặt khác, trong Y học cổ truyền gọi những biện pháp đó là tứ chẩn, bao gồm vọng, văn, vấn, thiết. Phương pháp này được thực hiện phổ biến trong trị liệu dưỡng sinh đông y, mang lại hiệu quả cao. Để hiểu hơn về tứ chẩn, bạn đừng bỏ qua nội dung ngay dưới đây.

Khái quát về tứ chẩn 

Tứ chẩn là khai thác bốn triệu chứng lâm sàng điều trị các bệnh ý trong y học cổ truyền. Theo chia sẻ của những bác sỹ đông y thì 4 phương pháp vọng, văn, vấn, thiết không thể tách rời mà sẽ kết hợp và bổ sung cho nhau. 

Tứ chẩn là khai thác bốn triệu chứng lâm sàng điều trị các bệnh ý trong y học cổ truyền.
Tứ chẩn là khai thác bốn triệu chứng lâm sàng điều trị các bệnh ý trong y học cổ truyền.

>>>XEM NGAY: Nguyên tắc dưỡng sinh “Khí huyết lưu thông bách bệnh không sinh”

Trên thực tế, mỗi bác sĩ y học cổ truyền có kinh nghiệm về phương pháp trị liệu riêng. Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán mang lại độ chính xác và hiệu quả cao thì người chữa trị cần thực hiện cả 4 phương thức.

Phương pháp tứ chẩn trong trị liệu dưỡng sinh đông y

Mỗi người sẽ có những biểu hiện, triệu chứng bệnh tật khác nhau. Theo y học cổ truyền, tất cả những vấn đề bệnh lý đều thể hiện ngay trên mặt, lưỡi và cả ở người. Các phương pháp tứ chẩn cụ thể như sau:

Phương pháp vọng chẩn

Để chẩn đoán bệnh là vọng chẩn, khi ta tiếp xúc với người mà thấy hình dáng và những biểu hiện ở bên ngoài. Nếu quan sát tỉ mỉ, cái nhìn tổng quan chính xác nhất từ tinh thần, hình thái, màu sắc, dáng đi… của người bệnh. 

Phương pháp vọng chẩn
Phương pháp vọng chẩn
  • Quan sát thần sắc

– Thần tốt (tức là còn thần) với biểu hiện tỉnh táo, mắt vẫn linh hoạt, sáng, chính khí tốt, dễ dàng tiên lượng bệnh.

– Thần yếu (không còn thần) biểu hiện vẻ mặt mệt mỏi, mắt lờ đờ, khả năng tiếp xúc chậm chạp, chính khí đã bị suy.

– Lạc thần là biểu hiện ánh mắt trầm uất, màu mắt sáng một cách bất thường.

– Giả thần là dấu hiệu bệnh đang nặng, đột nhiên người bệnh minh mẫn, tỉnh táo. Đây là dấu hiệu nguy kịch, chính khi sắp thoát. Hiện tượng này được gọi là “hồi quang phản chiếu” thường được nhắc tới trong Y học cổ truyền.

  • Quan sát sắc tố da

– Sắc da sáng tươi mới, tối sẫm lâu ngày

– Sắc da xanh là biểu hiện khí huyết bị ứ trệ hàn, đau bệnh thuộc can

– Sắc da vàng có biểu hiện đàm thấp, bệnh thuộc tỳ

– Sắc da đỏ có biểu hiện hỏa nhiệt, thuộc tâm bệnh

– Sắc da trắng có biểu hiện hư hàn, bệnh thuộc phế

– Sắc da đen có biểu hiện dương khí bị suy yếu hoặc ứ huyết, bệnh thuộc thận

  • Quan sát bộ phận lưỡi

Trong trị liệu dưỡng sinh đông y, để chẩn đoán bệnh trước tiên bạn quan sát rêu lưỡi. Các chất bám trên bề mặt của lưỡi được gọi là rêu lưỡi. 

– Rêu lưỡi trắng mỏng là triệu chứng biểu hàn

– Rêu lưỡi vàng là triệu chứng lỵ nhiệt

– Rêu lưỡi khô do bị nhiệt cao, âm hư làm mất, giảm tân dịch

– Rêu lưỡi sạm đen là bệnh đã trở nặng

– Rêu lưỡi dày tức là bệnh đã vào bên trong

– Rêu lưỡi dính nhầy là do thấp bị ứ trệ

Ngoài ra, khi kiểm tra lưỡi về hình dạng, tổ chức các cơ và niêm mạc của lưỡi thì bác sĩ có thể chẩn đoán được các bệnh như sau: 

– Chất lưỡi có màu nhạt có thể bị khí huyết hư, bệnh hư hàn

– Chất lưỡi có màu đỏ là do chứng nhiệt

– Chất lưỡi màu xanh tím: nếu ướt là tuyết ứ hoặc cực hàn, nếu khô có thể là cực nhiệt

  • Quan sát về hình thể

– Quan sát hình dáng, cử động của người bệnh

– Nếu thấy mắt có lòng trắng đỏ là bệnh ở tâm, thận bị đen, tỳ bị vàng

– Sắc mũi màu đỏ là do phế nhiệt

– Môi màu đỏ hồng và có biểu hiện khô là nhiệt, trắng nhợt là do huyết hư, xanh tím là do huyết ứ, lở loét là do vị nhiệt, hồng tươi là do âm hư hỏa vượng…

Phương pháp văn chẩn

Văn chẩn là sự tinh tế trong y học cổ truyền được xây dựng từ hai liệu pháp nghe và ngửi để chữa bệnh.

Phương pháp văn chẩn
Phương pháp văn chẩn

>>>GỢI Ý: Ngải cứu – phương pháp bổ sung dương khí tuyệt vời

  • Nghe âm thanh

Nghe thì bác sĩ nghe nghe hơi thở, tiếng nói của người bệnh. Nếu giọng nói to, rõ ràng là người có chính khí tốt. Trường hợp nói thều thào, nhỏ, không ra hơi thì người bệnh bị hư nhược cần phải chăm sóc. Người bị bệnh cấp tính, thở gấp, yếu là bệnh cấp tính do hư chứng.

Người thầy thuốc kinh nghiệm còn nghe tiếng nấc để khám bệnh. Nấc to, rõ là triệu chứng thực nhiệt. Nấc đứt quãng, yếu là hư hàn. Thông thường nấc nhiệt sẽ tự khỏi và không cần sử dụng thuốc. Nếu nấc hàn thì có thể điều trị bằng đinh hương trị rất hiệu quả.

  • Kiểm tra mùi phân và nước tiểu

– Nước tiểu rắt, khai và đục là bị thấp nhiệt

– Đại tiện phân chua hoặc thối khẳn là bị thực tích nhiệt

Phương pháp vấn chẩn

Phương pháp vấn chẩn được áp dụng để điều trị bệnh theo đông y. Người điều trị sẽ hỏi bệnh như trong y học hiện đại và hỏi đặc thù theo y học cổ truyền.

  • Hỏi về hàn nhiệt

Sau khi khám thân nhiệt của người bệnh, thầy thuốc cũng sẽ hỏi để đưa ra những phán đoán của mình. Người điều trị hỏi xem bệnh nhân có bị nóng, hay lạnh, có sợ nóng hay sợ lạnh không. Đồng thời, người bệnh sẽ được hỏi về khẩu vị ăn uống để biết tính chất bệnh và kê đơn thuốc phù hợp.

  • Hỏi về cơn đau

Với người bệnh nhân có biểu hiện đau đớn thì thầy thuốc sẽ hỏi kỹ về tình trạng cơn đau, vị trí bị đau để đưa ra chẩn đoán rõ ràng, có sự định hướng các cơ quan tạng phủ bị tổn thương ở mức độ nào. Từ đó người bệnh được điều trị kịp thời.

  • Hỏi về mồ hôi

– Người bệnh bị ra mồ hôi khi không phải do thời tiết nóng hoặc vận động. Đồng thời, người thấy lạnh là do dương hư, khí âm

– Người bệnh bị sốt, nếu ra mồ hôi là chứng biểu hư, nhưng không ra mồ hôi là chứng biểu thực

– Khi ngủ ban đêm, người bệnh ra mồ hôi gọi là triệu chứng ra mồ hôi trộm (hay còn gọi là đạo hãn) là âm hư

Phương pháp vấn chẩn
Phương pháp vấn chẩn
  • Hỏi về giấc ngủ

– Nếu bị mất ngủ, hôn mê sợ hãi hay kém hồi hộp là do tâm huyết không đầy đủ

– Nếu người bệnh trằn trọc khó ngủ sẽ bị âm hư hỏa vượng

– Nếu người bệnh bị mất ngủ kèm theo miệng bị hôi, có vị đắng, vật vã do đàm hỏa bị nhiễu tâm

  • Hỏi về tiểu tiện

Khi khám bệnh, thầy thuốc hỏi về số lượng, màu sắc nước tiểu và số lần đi tiểu

– Nước tiểu ít, màu đậm và nóng là bị thực nhiệt

– Nước tiểu nhiều, màu trong là bị hư hàn 

– Người bệnh mót, tiểu luôn, tiểu đêm nhiều, tiểu dầm, không tự chủ được hành vi là thận có vấn đề

– Người bệnh tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu luôn, màu nước tiểu đậm là do bị thấp nhiệt ở bàng quang

  • Hỏi về đại tiện

– Người bệnh bị táo bón là do thực nhiệt ở người già, người yếu do âm, khí, huyết hư

– Đại tiện lỏng: 

+ Phân lỏng ít mùi thối là do tỳ vị hư hàn

+ Phân có mùi thối là do lý nhiệt, tích trệ

+ Phân trước rắn, sau bị lỏng là do tỳ vị hư nhược

+ Vào buổi sáng sớm người bệnh thường đi phân lỏng là do thận dương hư

+ Người bệnh đi đại tiện nhiều lần có kèm theo đau mót rặn và máu là do thấp nhiệt đại trường

  • Hỏi về kinh nguyệt

Đối với nữ giới khi chữa bệnh bằng tứ chẩn là vọng, văn, khấn, thiết trong trị liệu đông y khi được hỏi về chu kỳ, thời gian, màu sắc, lượng kinh, để thầy thuốc đưa ra phán đoán chính xác căn bệnh mà người đó gặp phải

– Kinh đến trước chu kỳ có màu đỏ tươi, lượng nhiều là bị huyết nhiệt

– Kinh đến sau chu kỳ, có cục, thẫm màu, kèm cơn đau trước kỳ kinh là do hàn hoặc huyết bị ứ đọng

– Kinh đến muộn, màu nhạt, lượng ít là do huyết hư

– Khí hư nhiều, có màu vàng dính và mùi hôi là do thấp nhiệt

– Khí hư màu trắng, có lượng nhiều là do tỳ thận hàn thấp

Phương pháp thiết chẩn

Trong đông y, xem mạch được gọi là thiết chẩn. Phương pháp này rất quan trọng Y học cổ truyền. Thầy thuốc chỉ cần bắt mạch cũng biết được chức năng hoạt động của các tạng phủ, cũng như độ nông sâu của bệnh. Ngoài ra còn biết được cả diễn biến bệnh mà từ đó ta có thể tiên lượng bệnh.

Phương pháp thiết chẩn: Bắt mạch
Phương pháp thiết chẩn: Bắt mạch

Vị trí xem mạch thốn khẩu (tức là động mạch quanh ở cổ tay), thông thường được chia thành ở 3 bộ vị là:

– Thốn là vị trí lùi về phía bàn tay 

– Quan là vị trí nằm ngang mỏm trâm trụ

– Xích là vị trí lui về phía khuỷu tay

Ngoài ra, người bắt mạch còn kiểm tra cường độ mạch để biết diễn biến, mức độ bệnh tại các cơ quan, tạng phủ. Các loại mạch được sử dụng chủ yếu giúp chẩn đoán bệnh gồm:

– Mạch bình thường tức là ở vị trí trung án (ấn vừa) hòa hoãn, mạch có lực, điều hòa. 

– Mạch trầm hay còn gọi là mạch chìm là khi ấn mạnh thì thầy thuốc mới thấy mạch đập. Thông thường, những người người béo mới có mạch trầm

– Mạch phù hay còn gọi là mạch nổi là khi bắt mạch thấy mạch đập rõ khi ấn nhẹ, lúc ấn vừa mạch đập yếu dần, và ấn mạnh thì không thấy mạch đập. Tức là bệnh còn ở phần biểu

– Mạch trì hay còn gọi là mạch chậm là khi bắt mạch thấy đập chậm dưới 60 lần/ phút. Nghĩa là người bệnh có chứng hư, chứng hàn

– Mạch sạc còn được gọi là mạch nhanh là khi thấy mạch đập nhanh trên 80 lần/ phút. Đây là biểu hiện của bệnh chứng nhiệt

– Mạch có lực còn được gọi là hữu lực tức là khi ấn hơi mạnh, cả ba bộ mạch vẫn đập, thế nhưng thành mạch vẫn bình thường, có sự mềm mại. Đây là triệu chứng của bệnh chứng thực.

– Mạch không có lực hay còn gọi là vô lực tức là khi ấn hơi mạnh, cả ba bộ mạch không đập nữa, thành mạch vẫn bình thường, mềm. Đây là biểu hiện về bệnh chứng hư

– Mạch hồng là mạch to nổi, di chuyển cuồn cuộn như sóng

– Mạch hoạt là mạch di chuyển trơn tru

– Mạch sáp là mạch di chuyển bị khó khăn sáp sít, không lưu lợi

– Mạch tế là mạch nhỏ yếu, nhưng thầy thuốc vẫn bắt được

– Mạch huyền là mạch di chuyển như dây đàn

– Mạch nhu là mạch di chuyển phù mềm yếu

 

Trên thực tế, các mạch của cơ thể sẽ có sự phối hợp với nhau như mạch trầm, phù hoãn, tế sắc… Ngoài ra, sau khi bắt mạch, các thầy thuốc có thể thực hiện biện pháp nờ nắn khi thấy cơ thể người bệnh có triệu chứng như sau để tiến hành chẩn đoán bệnh.

– Chân tay đều lạnh, và người bệnh sợ lạnh là biểu hiện dương hư

– Chân tay đều nóng là biểu hiện nhiệt thịnh

– Lòng bàn tay người bệnh nóng, mu bàn tay lạnh là dấu hiệu âm hư

– Mu bàn tay nóng có thể là biểu nhiệt (ngoại cảm) 

– Da căng khô có thể là triệu chứng phế nhiệt

– Da nhuận trơn tru là biểu hiện của tân dịch chưa bị tổn thương

– Bụng đầy chướng, khi ấn không thấy hình thể, lúc có lúc không là dấu hiệu của bệnh tỳ hư, khí trệ

– Khi thầy thuốc thực hiện ấn day, xoa bóp vùng bụng mà bệnh nhân cảm thấy dễ chịu là biểu hiện hư chứng. Mặt khác, ấn day vùng bụng mà bệnh nhân thấy đau là biểu hiện thực chúng.

Như vậy trong y học cổ truyền, người thầy thuốc áp dụng tứ chẩn là vọng, văn, khấn, thiết để chẩn đoán căn bệnh và thực hiện các biện pháp trị liệu. Từ đó, người bệnh được sử dụng các phương pháp trị liệu trong đông y để chữa bệnh. Đối với phương thức chữa bệnh này cần nhiều thời gian hơn so với y học hiện đại. Thế nên người bệnh cần kiên trì, cố gắng, theo dõi để bệnh tình của mình được hồi phục một cách tốt nhất.

>>>XEM THÊM: Uống rượu như thế nào để tốt cho sức khỏe? Những việc không nên làm sau khi uống rượu

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Messenger Zalo Bản đồ