Chứng tức ngực khó thở hụt hơi có xu hướng đến bất thình lình. Nó khiến mọi người cảm thấy hoang mang, lo lắng không biết nguyên nhân là gì, khắc phục ra sao. Trên thực tế, chứng tức ngực khó thở và hụt hơi có nhiều nguyên nhân gây ra. Hiểu rõ từng nguyên nhân sẽ giúp việc chăm sóc sức khỏe vùng phổi tốt hơn.
>>>>XEM NGAY: Cách massage giảm đau đầu và đau nửa đầu hiệu quả
Nguyên nhân dẫn đến chứng tức ngực khó thở hụt hơi
Tức ngực khó thở hụt hơi có thể gặp phải khi tập luyện thể dục thể thao, làm việc nặng quá sức. Tuy nhiên, 2 nguyên nhân trên không ảnh hưởng đến sức khỏe và chỉ là hiện tượng tạm thời. Tuy nhiên, vẫn có những nguyên nhân khác nguy hiểm hơn như: hen suyễn viêm phổi, ung thư phổi, suy tim,…
Trong trường hợp bạn cảm thấy tức ngực khó thở đột ngột và ngày càng nghiêm trọng lập tức gọi cấp cứu để được bác sĩ thăm khám và làm các kiểm tra cần thiết. Sau đây là 1 số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tức ngực, khó thở và hụt hơi các bạn cần biết.
1. Do hen suyễn gây ra
Người bị hen suyễn thường có triệu chứng tức ngực, khó thở, ho và hụt hơi khi lên cơn hen. Đường hô hấp của người bị hen suyễn bị thu nhỏ lại khiến lượng không khí lưu thông ít và khó khăn quá đó làm cho phổi bị thiếu Oxy. Hầu hết người bị hen suyễn đều chuyển sang mãn tính.
2. Do bị viêm phổi
Viêm phổi là bệnh rất phổ biến tại Việt Nam, phát triển mạnh vào thời gian giao mùa có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Người bị viêm phổi do virus thường có triệu chứng tức ngực khó thở thậm chí là hụt hơi chỉ sau 1 đến 3 tuần nhiễm bệnh. Đây là tình trạng xảy ra ở rất nhiều bệnh nhân COVID và đã khỏi COVID.
Khi bị viêm phổi, đường thở của người bệnh bị sưng, chất nhờn lấp đầy các túi khí dẫn đến hụt hơi, tức ngực khó thở. Thậm chỉ còn gây ra mệt mỏi, sốt, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh.
3. Bồn chồn lo lắng
Khi tâm trạng bồn chồn lo lắng cũng sẽ có biểu hiện khó thở, hụt hơi và thậm chí là tức ngực. Nếu bạn đang trong tình trạng này không cần quá lo lắng. Chỉ cần hít thở sâu và thư giãn các triệu chứng trên sẽ biến mất.
>>>>XEM THÊM: Cách tập thể dục giảm đau đầu gối cho người trung niên
4. Huyết áp thấp
Huyết áp thấp ít phổ biến hơn so với huyết áp cao. Tuy nhiên, đây lại là 1 trong các nguyên nhân gây ra chứng tức ngực, khó thở, hụt hơi. Thậm chí một số người huyết áp thấp còn bị chóng mặt và ngất.
5. Mắc 1 số bệnh về tim mạch
Phổi và tim có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi lượng máu bơm ở tim bị giảm lập tức cơ thể sẽ có triệu chứng tức ngực khó thở và hụt hơi. Các nguyên nhân có thể kể đến như: tim to, đau tim, nhịp tim bất thường. Đặc biệt tình trạng khó thở và hụt hơi thường gặp ở những bệnh nhân bị suy tim sung huyết.
6. Béo phì
Đa số người bị béo phì, thừa cân gặp phải các triệu chứng tức ngực khó thở, hụt hơi dù họ không bị hen suyễn. Lượng mỡ thừa tạo áp lực lớn lên cơ hoành và thành ngực khiến khí lưu thông giảm. Lượng Oxy giảm dẫn tới các triệu chứng khó thở, tức ngực và hụt hơi. Người béo phì nếu có các triệu chứng trên nếu không điều trị kịp rất dễ bị đau tim và tử vong.
7. Bị thiếu máu
Thiếu máu là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ, nhất là khi nguyệt san đến. Thiếu máu sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi khó thở, tức ngược thậm chí là hụt hơi.
8. Bị bệnh phổi
Các bệnh nhân bị ung thư phổi cũng thường xuyên rơi vào tình trạng tức ngực, khó thở và hụt hơi. Đặc biệt khi khối u càng lớn các biểu hiện trên càng rõ rệt hơn.
Ngoài ung thư phổi, một số bệnh như: lao phổi, xơ hóa phổi, viêm thanh khí phế quản, tăng áp phổi, thuyên tắc phổi… cũng dẫn đến trình trạng khó thở và hụt hơi.
Ngoài các nguyên nhân trên, chứng tức ngực khó thở hụt hơi còn do:
- Bị hóc dị vật gây tắc nghẽn đường thở.
- Bị ngộ độc khí carbon monoxide.
- Sốc phản vệ gây ra.
- Hút thuốc lá khiến phổi bị tổn thương.
- Gãy xương sườn
Để tránh bị tức ngực, khó thở và hụt hơi các bạn cần biết cách chăm sóc sức khỏe cho vùng phổi.
Cách chăm sóc sức khỏe vùng phổi
Để phòng tránh và khắc phục chứng tức ngực khó thở hụt hơi, cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của phổi. Đây là cơ quan hô hấp quan trọng nhất đóng vai trò cung cấp Oxy và vận chuyển máu. Nếu cơ quan này bị tổn thương hoặc chịu sức ép sẽ gây ra chứng khó thở, hụt hơi.
Cách chăm sóc sức khỏe vùng phổi như sau:
1. Sống trong môi trường trong lành
Môi trường ô nhiễm là tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và ung thư. Cơ thể khi tiếp xúc lâu ngày trong môi trường này sẽ khiến phổi phải hoạt động quá sức và bị bệnh. Khí độc, bụi mịn xâm nhập vào trong phổi gây ra những tổn thương từ nhẹ đến nặng cho phổi.
Vì vậy để giảm chứng tức ngực, khó thở và hụt hơi các bạn nên lựa chọn môi trường sống trong lành. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc (môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển).
2. Không làm bạn với thuốc lá
Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe dù là người hút hay không hút. Khói thuốc lá là kẻ thù của phổi làm giảm khả năng trao đổi khí, đào thải CO2, cung cấp Oxy. Người hút hoặc người hít phải khói thuốc lá đều phải đối mặt với những nhiều nguy hiểm như: ho kéo dài, khó thở, tức ngực và thậm chí là ung thư phổi.
Vì vậy cách chăm sóc vùng phổi tốt nhất là tránh xa tác nhân “thuốc lá”khiến phổi bị tổn thương.
3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe phổi. Vì vậy trong quá trình chăm sóc sức khỏe vùng phổi các bạn cần chú ý đến vấn đề này. Nên bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, thực phẩm nhiều axit béo, vitamin C, thực phẩm giàu folate,… Không ăn các loại thực phẩm đóng hộp, hạn chế ăn các món chiên rán.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bạn cần tập luyện thể thao để phổi khỏe mạnh. Tập thể dục hàng ngày sẽ giúp cơ thể thải ra nhiều CO2 và đó là cách chăm sóc phổi các bạn nên áp dụng. Chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe là những bài tập rất tốt cho các túi khí trong phổi. Các bài tập này rất hữu ích với những người bị bệnh phổi.
Ngoài ra, bài tập thở sâu cũng rất hữu ích cho sức khỏe của phổi. Chỉ cần hít thật sâu bằng mũi rồi thở từ từ bằng miệng. Tập thở hàng ngày giúp phổi luôn hoạt động ổn định.
4. Kiểm tra phổi theo định kỳ
Dù có hoặc không có triệu chứng tức ngực khó thở hụt hơi các bạn cũng cần kiểm tra phổi theo định kỳ 3 đến 6 tháng 1 lần. Nắm rõ tình hình sức khỏe của phổi và có hướng điều trị phù hợp nếu phát hiện bệnh.
5. Luôn giữ ấm cơ thể và đường hô hấp
Không chỉ phổi, có rất nhiều cơ quan khác tham gia vào quá trình hô hấp. Do đó các bạn cần chú ý luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào mùa đông. Không khí lạnh xâm nhập vào đường hô hấp tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển.
6. Dưỡng sinh Đông Y chăm sóc sức khỏe phổi
Trong đông y, một số cơ quan hô hấp rất dễ nhiễm bệnh. Do đó việc massage, bấm huyệt các cơ quan này sẽ giúp phòng tránh và điều trị các bệnh về phổi. Dưỡng sinh đông y là phương pháp sử dụng thảo mộc tự nhiên kết hợp massage bấm huyệt giúp phổi khỏe mạnh và điều trị các bệnh liên quan đến phổi. Đây là một trong những phương pháp được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Đặc biệt là người bận rộn công việc không có thời gian tập luyện thể dục thể thao.
Ngoài các cách trên, các bạn nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để hạn chế các cơ quan hô hấp như: miệng, mũi,… tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại. Nên uống nhiều nước để làm loãng lớp chất nhầy trong phổi và giúp lá phổi luôn khỏe mạnh.
Chứng tức ngực khó thở hụt hơi không nguy hiểm trong một số trường hợp như: làm việc nặng, tập luyện quá sức. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài rất nguy hiểm có thể mắc 1 số bệnh về phổi. Do đó việc chăm sóc sức khỏe vùng phổi vô cùng quan trọng và không thể lờ là.
>>>Lợi ích lâu dài của dưỡng sinh đông y đối với các bệnh tuổi già