4/5 - (1 bình chọn)

Chuột rút trên cơ thể đặc biệt ở chân là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Vậy khi bạn bị chuột rút ở chân khi ngủ phải làm sao? Mình hãy cùng nhau đi tìm đáp án cho câu hỏi này nhé!

>> Xem thêm: 

1. Chuột rút là như thế nào?

1.1 Chuột rút là gì? 

Chuột rút là hiện tượng co thắt cơ không tự chủ cơ thể được. Vùng cơ hay bị tình trạng này nhất là bắp chân. 

1.2. Chuột rút chân ban đêm khi ngủ

Chuột rút vào ban đêm nhất là lúc ngủ sẽ gây nên nhiều vấn đề cho bạn như:

  • Hiện tượng này làm gián đoạn giấc ngủ của bạn khi đang say giấc. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng vào ngày mới.
  • Chuột rút sẽ khiến bạn mắc bệnh mất ngủ thời gian dài.
  • Nhiều người hay lầm chuột rút với chứng chân không yên bởi nó cũng khá giống nhau.
  • Đối với những người bị tình trạng này khi ngủ cần kéo giãn cơ ngay để bớt đau.

2. Các triệu chứng khi bị chuột rút

  • Khi bị chuột rút bạn sờ vào vùng cơ này sẽ cứng, thành cục.
  • Cơ lúc đó đã bị co thắt, rút lại gây nên sự đớn tột độ.
  • Bạn không thể cử động được trong một thời gian, tùy thuộc từng người mà thời gian này có thể kéo dài tận 1 ngày hoặc chỉ vài phút.
  • Một số triệu chứng đi kèm: thèm ngọt, uống nhiều nước, hay tiểu, mệt mỏi, rất sợ lạnh, tăng cân hay da xanh xao.
  • Ngoài ra bệnh cũng do nhiều vấn đề khác tiềm ẩn:  nghẽn động mạch, các triệu chứng đái đường.

Vì vậy nhiều người họ lo lắng rằng bị chuột rút ở chân khi ngủ phải làm sao? Mình sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời nhé.

3. Tại sao khi ngủ bạn hay bị chuột rút?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút cơ của bạn. Sau đây, mình xin chia sẻ một vài nguyên nhân chính gây chuột rút.

Tập luyện: Khi bạn tập luyện quá sức trong thời gian quá lâu,.quá mạnh khiến cơ mệt mỏi gây chuột rút. Bên cạnh đó, khi bạn vận động nhiều mà không khởi động cũng gây rút cơ. Hoặc bạn lười hoạt động thể.chất hay hoạt động không thường xuyên sẽ gây này tình trạng này về đêm. Bởi bạn lười tập cơ sẽ ngắn và tăng nguy cơ co thắt, rút. Có khi bạn vận động vào trời quá lạnh cũng gặp tình trạng rút.

Làm việc quá lâu: Họ làm việc quá lâu khiến cơ mệt nhừ. Vì vậy lúc ngủ bạn sẽ bị rút cơ, khó ngủ

Tư thế ngủ: Khi ngủ với tư thế o ép cơ thể,.làm máu khó lưu thông cũng gây rút. Vì vậy, khi ngủ nếu bị chuột rút bạn nên đổi cách nằm, tư thế thoải mái hơn để giảm tình trạng này.

Do độ tuổi: Những người lớn tuổi họ thường bị rút ban đêm hơn những người trẻ. Bởi họ cơ bị yếu hơn so với thời còn trẻ

Chế độ dinh dưỡng: Do các nhu cầu dinh dưỡng bạn.tăng hoặc giảm gây nên chuột rút ban đêm. Bên cạnh đó, bệnh còn do thiếu chất dopamin trên não, do  di truyền từ họ hàng, bố mẹ hoặc thiếu chất sắt.

Do bệnh khác tác dụng: Một số bệnh sẽ khiến cơ thể rút cơ cơ như tim mạch, đái đường, suy thận, suy tuyến giáp, rối loạn hệ thần kinh…

>>> Có thể bạn quan tâm: Các huyệt ở cẳng chân và tác dụng trong bấm huyệt trị khớp

4. Các đối tượng hay bị chuột rút

Hiện tượng chuột rút thường gặp 60% người lớn tuổi 65+, còn 7% là trẻ em bị chuột rút bắp chân ban đêm. Còn về giới tính bệnh thường gặp ở nữ hơn là nam. Bên cạnh đó là những ai đang các bệnh nền tác động hay sinh hoạt không lành mạnh sử dụng chất kích thích quá nhiều. Đặc biệt, phụ nữ mang thai thường gặp chuột rút khá cao. Khi đến tháng thứ 6 trở đi bạn sẽ hay bị rút cơ khi ngủ. Và phụ nữ có thai nếu thiếu chất calcium, chất phospho và chất magnesium sẽ gây rút. Hơn nữa, đôi chân chịu sức nặng khi thai ngày càng lớn và tử cung lớn dần, dây chằng tử cung căng. Thêm vào đó, chuột rút ở người mang thai còn do sự chèn ép mạch máu chi dưới.

5. Vấn đề bị chuột rút ở chân khi ngủ phải làm sao?

Khi bạn bị chuột rút ở chân khi đang ngủ phải làm sao? Hãy cùng mình tham khảo các cách chữa cháy sau.

5.1. Cách xử trí khi bị chuột rút lúc ngủ

Khi bạn bị rút nên tìm mọi cách để giảm tình trạng này. Bởi nó thực sự đau và nguy hiểm cho cơ thể. Khi rút ở chân.khi đang ngủ cần duỗi thẳng cái chân ra. Sau đó, bạn sẽ nhẹ nhàng tập luyện cử động các ngón chân,.ép thật mạnh gót chân nhé. Lúc mới bị mà áp dụng cách trên có thể gây đau hơn rất nhiều, nhưng tình.trạng đau dần giảm đi.

Các cơ sẽ bắt đầu giãn ra, máu hoạt động lưu thông như ban đầu. Và lúc chuột rút đó nếu có dầu bạn hãy thoa và xoa bóp chân mình. Vì dầu khiến máu lên máu sẽ dần bớt nghẽn. Ngoài ra, mình cũng có thể xài túi chườm nóng.hoặc lạnh để có thể cải thiện tình trạng. Thay vì nằm im, bạn nên cố gắng đứng lên vận động nhẹ, đi lai cho cơ hoạt động

5.2.  Các bài tập giảm chuột rút ban đêm

 Bị chuột rút ở chân khi ngủ phải làm sao? Chính là bạn cần tập luyện để giảm tình trạng trên khi ngủ.

Tư thế tập xác chết

Tập Tư thế xác chết - cải thiện chuột rút ở chân khi ngủ
Tập Tư thế xác chết

Đây là tư thế mà mọi lứa tuổi đều áp dụng được. Bởi nó đơn giản, dễ tập, giảm đau lưng, giải tỏa bớt căng thẳng. Bạn chỉ cần nằm xuống sải 2 chân, 2 tay thật rộng và thả lỏng cơ.

Tư thế tập chúi mặt

Tư thế tập chúi mặt
Tư thế tập chúi mặt

Bạn sẽ cần khoảng không gian rộng, sau đó đặt 1 chân lên sàn. Tiếp theo mình sẽ chống 2 tay xuống cách chân 1 khoảng nhé. Sau đó, dùng lực của mông đẩy lên cao, tạo nên chữ V ngược. Đẩy dần trọng lượng của cơ thể bạn xuống, tay phải vững. Bắp chân lúc này sẽ căng giãn, gót được ấn xuống sàn và thở thật đều. Thực hiện bài tập khoảng 3 lần đến 5 lần.

Bài tập tư thế như rắn hổ mang

Bài tập giúp bạn bớt lo.bị chuột rút ở chân khi ngủ phải làm sao, tư thế tập rắn hổ mang. Bài tập không những giảm chuột rút mà còn khắc phục đau lưng, cổ, bụng của bạn

Tư thế  rắn hổ mang - cải thiện chuột rút ở chân khi ngủ
Tư thế  rắn hổ mang

Bạn cần nằm xuống sàn hoặc đệm, tay chân để thư giãn theo cơ thể. Dùng lực đẩy hông của bạn lên, tạo đường thẳng ở giữa xương cụt và cái khuỷu tay.  

Tư thế chuẩn bị bạn nằm sấp xuống sàn, tay và chân thư giãn theo toàn thân. Siết chặt 2 tay và bắp tay và thở đều. Thực hiện từ 3 lần đến 5 lần.

>>> Xem ngay: Tư thế ngồi đúng khi sử dụng máy vi tính

6. Cách phòng tránh chuột rút khi ngủ

Sau khi tìm được câu trả lời về bị chuột rút ở chân khi ngủ phải làm sao. Mình sẽ tìm hiểu về cách phòng tránh chuột rút.

Tránh cơ thể bị mất nước

Bạn cần uống nước nhiều mỗi ngày. Lượng nước còn phụ thuộc và chế độ ăn và mức độ bạn hoạt động. Và nếu đang tập luyện nhiều và nặng cần bổ sung nước ngay. Khi tập nặng hoạt động năng có thể pha muối loãng ngâm chân

Không để căng các cơ bắp

Bạn nên luyện tập nhẹ trước khi sử dụng cơ bắp của mình hoặc khởi động kĩ. Nếu không tập luyện sẽ làm căng cơ gây rút chân vào lúc ngủ.

Tập nhẹ trước khi ngủ

Bạn có thể đạp xe đạp để cơ chân giãn nở, ngừa co thắt cơ khi ngủ. Hoặc kéo giãn chân bạn và cơ chân cũng như cơ thể trước khi đi ngủ. Để phòng tránh rút khi ngủ bạn có thể xoa bóp nhẹ, co duỗi chân vài chục lần. Nến tập các bài tập nhẹ thường xuyên nhé để tránh rút lúc ngủ

Thay đổi tư thế ngủ

Bạn nên ngủ tư thế nằm ngửa, duỗi thẳng chân ra, kê đầu cao bằng gối trong khi ngủ. Và phải ngủ ở tư thế cơ thể thoải mái, không bị căng thẳng và chèn ép.

Không mang giày, dép cao quá lâu

Đây cũng là một trong số tác động làm chuột rút chân ban đêm. Vì vậy, hạn chế mang giày cao gót nếu có thể và các dép cao ở gót

Chế độ ăn uống khoa học

Bạn nên ăn nhiều rau, chuối, nho, cam, xoài… để giảm chuột rút khi ngủ.

Không nên tắm lạnh quá

Bởi nước lạnh làm máu khó tuần hoàn và gây nên tình trạng rút cơ.

Lúc này có lẽ bạn đã tìm hiểu được vấn.đề  bị chuột rút ở chân khi ngủ phải làm sao đúng không? Bên cạnh đó, bạn còn có nhiều kinh.nghiệm phòng tránh cũng như có một chế độ tập khoa học. Mong rằng bạn sẽ cải thiện được vấn đề của mình. .

THÔNG TIN LIÊN HỆ

>>>THAM KHẢO: Cách kê gối ngủ đúng cách dành cho người bị đau mỏi vai gáy

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Messenger Zalo Bản đồ